backup og meta

Hắc mai

Hắc mai

Tìm hiểu chung

Hắc mai dùng để làm gì?

Cây hắc mai được dùng làm thuốc nhuận tràng cho bệnh táo bón, cũng như là thuốc chữa bệnh sỏi mật, bệnh về thận và ung thư. Một số người dùng hắc mai làm thực phẩm bổ sung, nhưng hiện nay hắc mai chưa được công nhận là thuốc.

Cơ chế hoạt động của hắc mai là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy cây hắc mai có chất anthraglycoside có vai trò nhuận tràng và kích thích đường tiêu hóa.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của hắc mai là gì?

Để chữa bệnh táo bón, bạn có thể dùng 20-30 mg/ngày.

Để làm trà, bạn có thể dùng 2 g vỏ cây cắt nhuyễn đun với 150 ml nước sôi trong 5-10 phút.

Ở dạng chiết xuất, bạn có thể dùng 2-5 ml/lần, 3 lần/ngày.

Liều dùng của cây hắc mai có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây hắc mai có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây hắc mai là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc viên;
  • Chiết xuất dạng lỏng;
  • Trà;
  • Rượu thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hắc mai?

Cây hắc mai có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt bụng, có tác dụng nhuận tràng;
  • Làm đổi màu nước tiểu;
  • Thiếu máu, loãng xương, albumin niệu khi dùng liều cao lâu dài;
  • Giảm hấp thu vitamin và khoáng chất, mất cân bằng điện sinh;

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng hắc mai bạn nên biết những gì?

Bạn nên theo dõi các triệu chứng tác dụng phụ sau khi dùng thuốc hắc mai. Nếu có triệu chứng nào xuất hiện, nên ngưng dùng thuốc ngay. Bạn cũng nên theo dõi lý do bị táo bón để biết cách chữa hợp lý nhất.

Bạn không nên dùng thuốc hắc mai lâu dài.

Những quy định cho cây hắc mai ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây hắc mai nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của hắc mai như thế nào?

Không nên dùng hắc mai ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Thuốc có thể theo sữa mẹ làm cho trẻ bị tiêu chảy.

Hắc mai có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây hắc mai.

Hắc mai có thể ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc và xét nghiệm như:

  • Thuốc nhuận tràng;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Các loại thuốc uống bằng đường miệng;
  • Thuốc trị viêm;
  • Xét nghiệm serum và estrogen trong nước tiểu;
  • Xét nghiệm nồng độ potassium.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skidmore-Roth, Linda. Mosby’s Handbook Of Herbs & Natural Supplements. St. Louis, MO: Mosby, 2001. Bản in. Trang 143

Cascara. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-773-cascara.aspx?activeingredientid=773&activeingredientname=cascara. Ngày truy cập 27/11/2015

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trần Lê Phương Uyên


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo