backup og meta

Dũng cảm đối mặt với nỗi đau mất con

Dũng cảm đối mặt với nỗi đau mất con

Không gì có thể sánh với tình yêu to lớn mà cha mẹ dành cho con cái. Khi mang thai trong suốt 9 tháng ròng, người mẹ đã hình thành nên một sự gắn bó mật thiết với đứa con của mình, tình cảm này mạnh mẽ đến mức không bao giờ có thể lụi tàn. Vì thế khi mất đi một đứa con, nỗi đau của người làm cha mẹ có thể mãnh liệt đến nỗi dường như không thể kiểm soát được. Đôi khi cuộc sống lấy đi những gì ta yêu quý rồi đem lại cho ta những tổn thương không thể ngờ tới, tuy nhiên cách duy nhất để ta vượt qua những lúc khó khăn nhất chính là học cách chấp nhận và đối mặt với những thử thách đó. Sau đây là một số cách để giúp bạn.

Đối mặt với nỗi đau của mình

Cảm giác khi mất đi một đứa con là một điều khó có thể diễn tả được. Điều đó giống như một phần trong con người bạn đã chết đi. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi và cảm xúc của bạn cũng như vậy. Bạn có thể có cảm giác tức giận, trầm cảm hoặc tội lỗi, những cảm xúc này có thể dẫn đến mất ngủ và chán ăn. Những gì bạn đang cảm thấy hiện giờ là hoàn toàn bình thường, và thời gian sẽ xoa dịu những cảm xúc đó.

Bạn nên tìm cách để tập trung năng lượng của bản thân vào những điều tích cực hơn trong cuộc sống. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách viết nhật ký, chia sẻ câu chuyện của bạn với những người khác hoặc tham gia một số lớp học nghệ thuật. Những cảm giác của bạn sẽ không thể biến mất nếu bạn cứ giữ chúng trong lòng. Bạn càng đối mặt với những cảm xúc của mình sớm chừng nào thì vết thương lòng của bạn sẽ được chữa lành sớm chừng nấy.

Chia sẻ với bạn đời của mình

Vợ hoặc chồng của bạn là người duy nhất có thể hiểu được những đau khổ mà bạn đang phải đối mặt. Do đó, chia sẻ và nói chuyện với bạn đời về nỗi đau của bạn là việc cần thiết để làm giảm những cảm xúc tiêu cực. Đừng nghĩ rằng bạn đời của bạn có thể đọc được suy nghĩ của bạn, họ cũng đang trải một thời gian khó khăn như bạn vậy. Sự cảm thông, chia sẻ và tình yêu là những yếu tố quan trọng nhất. Hãy quan tâm đến gia đình và trò chuyện tâm sự với nhau. Mỗi người đều có những cách khác nhau để đối mặt với sự đau buồn, do đó sự thiếu chia sẻ và thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ có thể dẫn đến xung đột. Việc đổ lỗi cho người bạn đời vì không thấu hiểu cảm xúc của nhau cũng thường gặp trong tình huống này.

Hãy để bản thân có thời gian đau xót

Bạn nên để cho bản thân được thỏa lòng đau xót, hãy cho bản thân thời gian trước khi quay trở lại với công việc của mình. Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì đã không quan tâm đến cái chết của con mình và thậm chí làm giảm hiệu quả công việc của mình. Tìm đọc các cuốn sách nói về những mất mát của cha mẹ và tham gia các nhóm hỗ trợ sẽ có thể hữu ích cho bạn. Việc tránh nói chuyện về con của mình hoặc tránh đề cập đến tên của con không phải là một cách hiệu quả. Bạn có thể nghĩ rằng tốt hơn hết là không khơi dậy những chuyện cũ nữa, nhưng thật sự là bạn nên cho những đứa con còn lại biết chúng quan trọng đối với bạn đến chừng nào.

Tham gia các hoạt động xã hội

Bạn có thể thử một phương pháp khác là tham gia vào một số hoạt động xã hội trong cộng đồng chẳng hạn như giúp đỡ trẻ em mồ côi, chuẩn bị thức ăn cho người vô gia cư hoặc những nhóm xã hội khác. Việc nhìn thấy những người kém may mắn tiếp tục sống và chiến đấu vì sự sống của chính mình có thể tiếp thêm cho bạn sức mạnh để đối mặt với khó khăn. Điều này sẽ giúp bạn bước tiếp bởi vì bây giờ bạn đã có những điều mới mẻ khác trong cuộc sống để dựa vào và tin tưởng.

Chăm sóc bản thân cũng là cách đối mặt với nỗi đau

Bạn nên nhớ chăm sóc sức khỏe của chính mình và đó ắt hẳn cũng là mong muốn của con bạn. Bạn hãy nghỉ ngơi nhiều, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục sẽ giúp cho bạn luôn khỏe mạnh. Điều này còn giúp cải thiện tâm trạng của bạn và giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Làm sao bạn có thể vượt qua được những khủng hoảng về tinh thần nếu bạn thậm chí không thể tự đứng vững trên đôi chân của mình, phải không nào?

Sau khi mất đi một đứa con, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi liệu cuộc sống còn có thể tốt đẹp lại được không? Câu trả lời là: có, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ lại tốt đẹp. Đau khổ là một cuộc hành trình, nỗi đau dữ dội bạn đang cảm thấy hiện tại rồi sẽ bắt đầu phai nhạt dần theo năm tháng. Bạn sẽ không bao giờ có thể quên được thiên thần của bạn, nhưng bạn cũng cần phải sống tiếp cuộc đời của chính mình cùng với những kỷ niệm quý giá về con.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Understanding Grief When Your Child Dies. https://www.compassionatefriends.org/Brochures/understanding_grief_when_your_child_dies.aspx. Ngày truy cập: 19/8/2016.

Grieving the Loss of a Child. http://www.aamft.org/iMIS15/AAMFT/Content/consumer_updates/grieving_the_loss_of_a_child.aspx. Ngày truy cập: 19/8/2016.

Ways Parents Can Cope With the Death of a Child. http://belovedhearts.com/grief_center/Coping_as_a_parent.htm. Ngày truy cập: 19/8/2016.

Grieving the Loss of a Child. http://www.cancer.net/coping-with-cancer/managing-emotions/grief-and-loss/grieving-loss-child. Ngày truy cập: 19/8/2016.

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Thu Nga

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Sức khỏe tâm thần là gì? Tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần

Cách nói lời chia tay qua tin nhắn: Văn minh, êm đẹp và nhẹ nhàng nhất


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo