backup og meta

5 cách giúp bạn xua tan chứng sợ giao tiếp xã hội

5 cách giúp bạn xua tan chứng sợ giao tiếp xã hội

Chứng sợ giao tiếp xã hội khiến bạn muốn từ chối tất cả các buổi tụ tập? Thay vì thu mình lại, hãy cùng tìm cách để xua tan cảm giác lạc lõng này nhé!

Chúng ta ai cũng có những nỗi lo riêng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên lo lắng về việc liệu người khác nghĩ gì về ngoại hình của mình hoặc bạn dành rất nhiều thời gian lo nghĩ không biết người khác có thích mình hay không, có thể bạn đã mắc phải chứng lo âu xã hội hay còn gọi là sợ giao tiếp xã hội rồi đấy! Để giúp bạn, hôm nay, Hello Bacsi sẽ chia sẻ với bạn 5 cách giúp bạn dễ dàng xua tan chứng bệnh tâm lý này để hòa nhập với mọi người hơn.

1. Mời bạn thân đi cùng

Bạn có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nếu bạn tránh được việc phải tham gia những hoạt động xã hội. Tuy nhiên, bạn có biết điều đó chỉ khiến cho chứng bệnh của bạn ngày càng tệ hơn.

Việc tập làm quen với những hoạt động xã hội có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn càng tương tác với mọi người nhiều thì bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn khi đứng giữa đám đông. Một cách rất hữu ích để giúp bạn tập làm quen đó chính là mời một người bạn thân đi cùng đến buổi tụ tập. Nếu như bạn đổi ý không muốn đi thì họ sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để ra ngoài và mở lòng mình hơn.

2. Tập giao tiếp trước gương

Những người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội thường sẽ hoảng loạn về việc không có ai để nói chuyện hoặc quá lo lắng không thể giới thiệu được bản thân và nói chuyện một cách bình thường. Chính vì thế, bạn hãy chuẩn bị sẵn ở nhà một số chủ đề mà bạn cảm thấy thoải mái khi trò chuyện.

Một cách nữa đó chính là tập luyện sẵn một số câu giới thiệu bản thân trước gương hoặc với những người thân của bạn trước khi ra ngoài. Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng giới thiệu bản thân hơn, đồng thời giúp bạn có thể kiểm soát được chủ đề mình sẽ nói.

3. Làm quen với người mới

Nếu bạn đi đến một buổi tiệc và chỉ nói chuyện với những người bạn quen biết, bạn sẽ khó có thể cải thiện chứng sợ giao tiếp của mình. Bạn hãy cố gắng đặt một mục tiêu đơn giản, chẳng hạn như giới thiệu bản thân với những người mới gặp lần đầu và nói chuyện với họ trong vòng 5 phút.

Số lượng người mà bạn cần làm quen không cố định, tùy thuộc vào mức độ lo âu của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc đặt ra mục tiêu trước khi bạn đi sẽ giúp bạn tập trung hơn cũng như thoải mái hơn khi bạn nói chuyện. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Bạn càng giao tiếp với người khác bạn sẽ càng nhận ra được rằng việc tương tác với mọi người không hề khó như bạn từng nghĩ.

4. Đừng uống quá chén

Tiệc tùng và rượu bia là hai thứ luôn đi chung bới nhau. Hơn nữa, việc uống một vài ly sẽ giúp bạn cởi mở, thoải mái hơn. Chính vì thế những người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội thường uống khá nhiều.

Tuy nhiên, việc này lại dẫn đến một số vấn đề khác. Để có thể giữ bản thân thoải mái với người lạ, những người mắc chứng lo âu sẽ phải liên tục uống thêm rượu, bia, từ đó dẫn tới việc bạn sẽ cư xử không như lúc tỉnh táo. Ngoài ra, mọi người thường tránh tiếp xúc với những người uống quá chén. Điều này dễ làm bạn lầm tưởng mọi người xa lánh mình khiến cho chứng lo âu của bạn bộc phát.

5. Đợi cơn lo âu qua đi

Hãy ngồi yên và đợi 15 đến 20 phút cho cơn lo âu qua đi. Việc cảm thấy sợ hãi việc giao tiếp sẽ không làm hại đến bạn. Hiểu được điều này rất quan trọng vì bạn có thể sẽ thoải mái hơn khi biết được cơn lo âu sẽ không kéo dài quá lâu.

Nếu bạn mắc chứng lo âu thì cũng đừng lo lắng quá nhé, hãy áp dụng những phương pháp mà Hello Bacsi vừa liệt kê. Chúc bạn sẽ thành công và không còn lo âu nữa!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5 Ways to Actually Enjoy a Party When You Have Social Anxiety

http://www.health.com/anxiety/how-to-get-rid-of-social-anxiety

Ngày truy cập 12.12.2017

 

Coping With Anxiety

 https://www.webmd.com/anxiety-panic/features/coping-with-anxiety#1

Ngày truy cập 12.12.2017

Phiên bản hiện tại

03/01/2018

Tác giả: Hữu Hậu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Hello Bacsi | Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) - nỗi lo của phụ huynh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hữu Hậu · Ngày cập nhật: 03/01/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo