backup og meta

Rối loạn giải thể nhân cách

Rối loạn giải thể nhân cách

Tìm hiểu chung

Rối loạn giải thể nhân cách là gì?

Rối loạn giải thể nhân cách đặc trưng bởi những khoảng thời gian cảm thấy bị ngắt kết nối hoặc bị tách rời khỏi cơ thể và những suy nghĩ của bản thân. Rối loạn này thường được mô tả là cảm giác bạn đang quan sát bản thân mình từ bên ngoài cơ thể hoặc như trong một giấc mơ. Tuy nhiên, những người bị rối loạn này không bị mất kết nối với thực tại, họ nhận ra mọi thứ không bình thường. Một giai đoạn xuất hiện giải thể nhân cách có thể kéo dài vài phút hoặc có thể vài năm. Giải thể nhân cách có thể là triệu chứng của các rối loạn khác, bao gồm một số hình thức lạm dụng chất gây nghiện, những rối loạn nhân cách nhất định, các dạng co giật và một số bệnh não khác.

Rối loạn giải thể nhân cách thuộc nhóm rối loạn phân ly. Rối loạn phân ly là bệnh lý tâm thần liên quan đến sự suy nhược hay trì trệ của bộ nhớ, ý thức, sự chú ý, nhận dạng và/hoặc nhận thức. Khi một trong các chức năng này bị lỗi, các triệu chứng có thể xảy ra. Các triệu chứng này có thể gây khó khăn cho các hoạt động bình thường của một người như công việc, các hoạt động xã hội và các mối quan hệ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn giải thể nhân cách?

Các triệu chứng thường gặp của rối loạn giải thể nhân cách là:

  • Cảm giác bạn là người quan sát từ bên ngoài mọi suy nghĩ, cảm xúc, cơ thể hoặc – ví dụ như bạn đang nổi trong không khí ở ngoài cơ thể.
  • Cảm giác như một người máy hoặc bạn không kiểm soát được lời nói hay các chuyển động của mình.
  • Cảm giác cơ thể, chân hoặc cánh tay của bạn có vẻ méo mó, to ra hoặc co lại hay đầu bạn bọc bằng bông.
  • Các giác quan và đáp ứng của bạn với thế giới xung quanh bị tê liệt về cảm xúc hoặc thân thể.
  • Có cảm giác những kỉ niệm của bạn thiếu cảm xúc và chúng có thể hoặc không phải là những kỉ niệm của riêng bạn

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Cảm giác  thoáng qua của giải thể nhân cách hoặc giải thể nhận dạng khá phổ biến và bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu cảm giác này kéo dài, mất cảm giác kết nối hoặc mọi thứ xung quanh bạn bị bóp méo nghiêm trọng thì có thể là dấu hiệu của rối loạn giải thể nhân cách và giải thể nhận dạng hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần hay thể chất khác.

Hãy gặp bác sĩ khi các cảm giác của giải thể nhân cách và giải thể nhận dạng:

  • Đang làm phiền hoặc gây rối loạn cảm xúc của bạn.
  • Không hết hoặc tiếp tục trở lại
  • Ảnh hưởng tới công việc, mối quan hệ hoặc các hoạt động hàng ngày

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn giải thể nhân cách?

Nguyên nhân của rối loạn giải thể nhân cách và giải thể nhận dạng chưa được biết rõ. Một số người có thể dễ bị tổn thương với các trải nghiệm giải thể nhân cách và giải thể nhận dạng hơn những người khác, có thể là do các yếu tố di truyền và môi trường. Các tình trạng căng thẳng và sợ hãi quá mức có thể gây ra triệu chứng. Các triệu chứng rối loạn có thể liên quan đến chấn thương ở trẻ em hoặc các trải nghiệm hay sự kiện gây căng thẳng tinh thần nghiêm trọng hoặc chấn thương.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của rối loạn giải thể nhân cách?

Giải thể nhân cách có thể là một triệu chứng hiếm gặp trong các rối loạn tâm thần và hay xảy ra sau khi trải qua một tình huống nguy hiểm, như một cuộc tấn công, tai nạn hoặc bệnh hiểm nghèo.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn giải thể nhân cách ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Một số tính cách nào đó làm bạn muốn tránh hay từ chối các tình huống khó khăn hoặc gặp trở ngại khi thích ứng với các tình huống khó.
  • Bị chấn thương nghiêm trọng, trong thời thơ ấu hoặc khi đã  lớn, như phải trải qua hay chứng kiến các sự kiện bạo lực hoặc lạm dụng
  • Căng thẳng nghiêm trọng, liên quan đến các mối quan hệ lớn, các vấn đề liên quan đến tài chính hoặc công việc
  • Trầm cảm hoặc lo lắng, đặc biệt là trầm cảm nặng hoặc kéo dài, lo lắng bị hoảng loạn, sợ hãi.
  • Sử dụng thuốc gây nghiện, có thể gây ra các triệu chứng giải thể nhân cách và nhận thức.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn giải thể nhân cách?

Nếu có các triệu chứng rối loạn giải thể nhân cách, bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bằng hồ sơ bệnh án với lịch sử gia đình và bản thân bệnh nhân cũng như khám sức khỏe tổng quát. Mặc dù không có xét nghiệm nào để chẩn đoán cụ thể các rối loạn phân ly, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau, chẳng hạn như chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu, để loại trừ các bệnh về thể chất hoặc tác dụng phụ của các thuốc có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Nếu không tìm ra bệnh về thể chất, người bệnh có thể được chuyển đến bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý, chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo đặc biệt để chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần. Các bác sĩ tâm thần và bác sĩ tâm lý  sử dụng các công cụ phỏng vấn và đánh giá được thiết kế đặc biệt để xác đinh một người có bị rối loạn phân ly hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn giải thể nhân cách?

Điều trị rối loạn giải thể nhân cách và giải thể nhận dạng chủ yếu là tâm lý trị liệu. Tuy nhiên, đôi khi thuốc có thể được thêm vào kế hoạch điều trị của bạn

Tâm lý trị liệu

Trị liệu tâm lý, còn gọi là tư vấn hoặc nói chuyện, là phương pháp điều trị chính. Mục đích là để kiểm soát các triệu chứng, giúp các triệu chứng nhẹ dần và hết hẳn. Hai liệu pháp tâm lý như liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp tâm động.

Liệu pháp tâm lý có thể giúp bạn:

  • Hiểu tại sao xảy ra giải thể nhân cách và giải thể nhận dạng.
  • Học các kĩ thuật làm xao lãng các triệu chứng và làm cho bạn cảm thấy gắn kết hơn với thế giới xung quanh và cảm xúc của mình.
  • Tìm hiểu các chiến lược để đối phó với những tình huống căng thẳng và những lúc căng thẳng quá mức.
  • Giải quyết các cảm xúc liên quan đến chấn thương đã xảy ra trong quá khứ.
  • Giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như lo lắng hoặc trầm cảm

Thuốc điều trị

Không có thuốc nào được chấp thuận dùng điều trị đặc hiệu cho chứng rối loạn giải thể nhân cách và giải thể nhận dạng. Tuy nhiên, thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng cụ thể hoặc điều trị chứng trầm cảm và lo âu thường liên quan đến các rối loạn này.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn giải thể nhân cách?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Theo kế hoạch điều trị của bạn. Liệu pháp tâm lý có thể liên quan đến việc thực hành các kĩ thuật nhất định mỗi ngày để giúp giải quyết các cảm giác của giải thể nhân cách và giải thể nhận dạng. Điều trị sớm có thể tăng  cơ hội thành công của các kĩ thuật này.
  • Tìm hiểu về rối loạn này. Nguồn thông tin sẵn có từ sách báo và internet giúp hiểu rõ tại sao các rối loạn giải thể nhân cách và giải thể nhận dạng xảy ra và các cách khắc phục. Hỏi chuyên gia về sức khỏe tâm thần của bạn về nguồn tài liệu giáo dục liên quan.
  • Kết nối với người khác. Giữ liên lạc với những người luôn hỗ trợ và chăm sóc bạn như gia đình, bạn bè hoặc những người khác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Depersonalization-derealization disorder. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depersonalization-derealization-disorder/home/ovc-20318895. Ngày truy cập 19/07/2017

Mental Health and Depersonalization Disorder. http://www.webmd.com/mental-health/depersonalization-disorder-mental-health#1-4. Ngày truy cập 19/07/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Hello Bacsi | Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) - nỗi lo của phụ huynh


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo