backup og meta

Khi nào nói dối được chấp nhận?

Khi nào nói dối được chấp nhận?

Không ai muốn nói dối trừ khi hoàn cảnh bắt buộc cả. Nếu được, bạn hãy tránh xa những lời nói dối hết mức có thể.

Một lời nói dối nhỏ cũng đủ ảnh hưởng đến những mối quan hệ của bạn và có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, viêm họng, buồn bực và căng thẳng. Còn những lời thật lòng đa số mang lại lợi ích vô cùng tích cực về mặt tâm lý. Vậy thực hư lời nói dối ảnh hưởng đến bản thân mỗi người như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Nói thật luôn có lợi cho sức khỏe tinh thần

Nghiên cứu cho thấy người luôn nói thật sẽ có nhiều mối quan hệ tốt, nhờ vậy họ có sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Dân gian có câu: “Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”. Dù lời nói dối có tinh vi đến mấy thì sự thật luôn là sự thật và bằng cách nào đó mọi người sẽ phát hiện ra đâu là lời nói dối và đâu là lời thật lòng. Đương nhiên người thành thật sẽ chiếm được lòng tin của người khác và nhờ vậy họ có nhiều mối quan hệ tốt đẹp và bền vững hơn.

Khi nói dối trở thành thói quen khó kiểm soát, chúng ta có xu hướng buộc miệng nói ra những lời nói dối dễ dàng hơn và điều đó khiến cho các mối quan hệ của bạn ngày càng tồi tệ, thậm chí thu hẹp dần, khiến bạn trở nên u sầu, trầm cảm khi không còn được mọi người tin tưởng.

Đôi khi nói dối cũng trở nên hữu ích

Hẳn bạn đã nghe nói đến lời nói dối vô hại (white lies). Đây là những lời nói dối được đưa ra nhằm tránh những tình huống khiến người nghe cảm thấy buồn phiền hay đau khổ. Lời nói dối này không có tính lừa gạt mà là giải pháp để tránh xung đột, mâu thuẫn hoặc dẫn đến những tình huống xúc động tâm lý.

Cuộc sống không theo một khuôn mẫu cụ thể nào. Mặc dù nói dối gây ra tình trạng căng thẳng và những vấn đề tồi tệ khác, nhưng đôi khi nó lại hữu ích và trở nên cần thiết. Trong trường hợp bạn có thể gặp nguy hiểm nếu nói thật, hoặc lời nói thật của bạn gây tổn hại cho những người bạn yêu quý thì bạn có thể tạm thời nói dối. Mọi thứ đều có trường hợp ngoại lệ. Cho dù nói thật có trở thành nguyên tắc sống của bạn đi nữa vì nó giúp tâm trí bạn thanh thản, nhẹ nhõm nhưng cuộc sống muôn hình vạn trạng đôi khi đòi hỏi chúng ta phải tìm cho mình một lý do nào đó để tránh phải thốt ra những lời thật lòng. Hãy nghĩ đến những khi bạn nói dối để bảo vệ lòng tự trọng của bạn hay nói dối để tránh gây buồn đau cho người nhà bệnh nhân, nói dối để cổ vũ tinh thần cho một ai đó sắp qua đời vì căn bệnh quái ác nào đó,…

Trong cuộc sống không phải khi nào chúng ta cũng có thể nói lời chân thật, nhưng bạn đừng quên rằng nói thật sẽ mang lại cho bạn sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần đấy!

Ngày cá tháng Tư – ngày Quốc tế nói dối – nhiều người thường nói dối bạn bè để tạo ra không khí vui vẻ. Tuy nhiên, bạn đừng để những lời nói dối đi quá xa để tránh ảnh hưởng đến người nghe và các mối quan hệ xã hội của mình.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How Lying Affects Your Health.http://health.usnews.com/health-news/articles/2012/08/20/how-lying-affects-your-health Ngày truy cập 06/03/2017

What lying actually does to your brain and body everyday. http://lifehacker.com/5968613/what-lying-actually-does-to-your-brain-and-body-every-day. Ngày truy cập 06/03/2017

Phiên bản hiện tại

12/08/2020

Tác giả: Thanh Hiền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Cách nói lời chia tay qua tin nhắn: Văn minh, êm đẹp và nhẹ nhàng nhất

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Hiền · Ngày cập nhật: 12/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo