backup og meta

Hello Bacsi | Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) - nỗi lo của phụ huynh

Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

Đây là một rối loạn đặc trưng bởi sự hấp tấp, hiếu động thái quá và giảm chú ý, thường được chẩn đoán ở trẻ em và có thể tiếp tục đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành.

Có ba kiểu rối loạn tăng động giảm chú ý:

– Hiếu động-bốc đồng

– Không chú ý

– Kết hợp hiếu động, bốc đồng và thiếu chú ý

Tỉ lệ trẻ bị rối loạn thay đổi tùy theo từng quốc gia

Một tổng hợp từ 102 nghiên cứu ở các vùng khác nhau trên thế giới cho thấy khoảng 6,5% trẻ em và khoảng 2,7% thiếu niên có rối loạn này.

Triệu chứng thường gặp

– Thường hay quên: ở lớp, trẻ thường để quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ trẻ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất dụng cụ học tập (đôi khi mất cả cặp)

– Không giao tiếp: trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.

– Lơ đãng hay mơ màng: trẻ không hề kém thông minh, tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn, từ đó không kịp nắm bắt lời giảng hoặc yêu cầu từ thầy cô.

– Khó khăn bày tỏ cảm xúc: trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.

– Khía cạnh tăng động, trẻ thường có những biểu hiện đáng lo ngại làm phụ huynh rất “phiền não”

– Không tập trung trong lớp: trẻ có xu hướng luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh. Khi buộc phải ngồi xuống, trẻ cảm thấy rất khó chịu thường liên tục ngọ nguậy.

– Khó đợi đến lượt: Trẻ có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn.

– Hay quậy phá, dễ nổi giận: trẻ khó kiềm chế cảm xúc và hay bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.

– Kết quả học tập không ổn định: Trẻ gặp khó khăn về đọc và viết. Khoảng 20% trẻ mắc chứng ADHD cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

Những lưu ý dành cho bố mẹ: http://bit.ly/2kVXyPs

👉Hãy LIKE và SHARE để thêm nhiều người biết đến nhé!!!

👉Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay cần cung cấp thêm thông tin về sức khỏe hãy để lại bình luận bên dưới, Hello Bacsi rất hạnh phúc khi được cung cấp những thông tin bổ ích cho mọi người!

HelloBacsi và bạn, cùng giúp người Việt khỏe hơn, hạnh phúc hơn!!!

#HelloBacsi #parenting #nuôi_dạy_con #ADHD #Tăng_động_giảm_chú_ý #healthtips

———————————————————————————–

Website: http://bit.ly/Hello_Bacsi

Facbook: https://www.facebook.com/hellobacsi/

Instagram: https://www.instagram.com/hellobacsi/

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phiên bản hiện tại

02/01/2025

Tác giả: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi


Bài viết liên quan

Cách nói lời chia tay qua tin nhắn: Văn minh, êm đẹp và nhẹ nhàng nhất

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống



Tác giả: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo