backup og meta

Tẩy nốt ruồi kiêng gì cho mau lành, hạn chế sẹo

Tẩy nốt ruồi kiêng gì cho mau lành, hạn chế sẹo

Nếu bạn đã tẩy nốt ruồi, điều quan trọng là phải làm theo lời khuyên chăm sóc da của bác sĩ để đảm bảo da mau lành và ít nguy cơ để lại sẹo nhất. Vậy, tẩy nốt ruồi kiêng gì cho mau lành? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây!

Nhiều trường hợp trên da sẽ để lại sẹo sau khi tẩy nốt ruồi, đặc biệt là trong trường hợp nốt ruồi ác tính hoặc tiền ung thư mà bác sĩ cần phải cắt sâu hơn. Vì vậy, một số điều bạn nên kiêng trong quá trình hồi phục để giúp da mau lành và ít để lại sẹo hơn.

Tẩy nốt ruồi kiêng gì?

Kiêng chăm sóc vết thương sai cách

Tùy thuộc vào loại tẩy nốt ruồi, da bạn có thể có vết khâu hoặc vết thương hở nhỏ sau khi loại bỏ hoàn toàn nốt ruồi. Vậy, sau khi tẩy nốt ruồi nên kiêng gì? Bạn nên tránh việc chăm sóc vết thương sai cách như để vết thương không sạch sẽ hay chưa biết giữ ẩm đúng cách. Tất cả những điều này có thể gây hại cho da, ngăn cản quá trình phục hồi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng da và gây sẹo lồi.

Tẩy nốt ruồi kiêng gì thì phải tránh sát khuẩn vết thương bằng rượu, cồn iod, chất tẩy rửa da hoặc xà phòng có chất kháng khuẩn, các loại mỹ phẩm có chứa hóa chất peroxide bôi lên vết thương. Bởi chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho vùng da tổn thương đang lành. 

Tẩy nốt ruồi kiêng gì? Kiêng ánh nắng và nước

Tẩy nốt ruồi kiêng gì: nắng và nước

Nếu bạn thắc mắc tẩy nốt ruồi kiêng gì thì không thể không nhắc đến ánh nắng và nước.

Ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương làn da khỏe mạnh, vì vậy, nó cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vết thương đang trong quá trình chữa lành trên da. Vết thương mới có nhiều khả năng bị đổi màu nếu tiếp xúc thường xuyên với tia UV gây hại trong ánh nắng. Vì vậy, hãy kiêng ánh nắng mặt trời bằng cách hạn chế ra đường khi trời nắng gắt, thoa kem chống nắng lên da sau khi vết thương lành lại và mặc quần áo, đội mũ nón che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cố gắng duy trì điều này trong ít nhất 6 tháng sau khi tẩy nốt ruồi.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng tiếp xúc với nước và cố gắng giữ cho vết thương khô ráo trong vòng 24 giờ sau khi tẩy nốt ruồi.

Kiêng chạm và kéo căng vùng da đang lành

Tẩy nốt ruồi kiêng gì? Hãy nhớ kiêng chạm hoặc kéo căng vùng da đang lành, cố gắng nhẹ nhàng và không chạm vào vùng da xung quanh vết thương. Chẳng hạn, nếu vết thương nằm trên mu bàn tay thì việc cử động và kéo căng vùng da này nhiều có thể khiến vết thương lâu lành hơn và gây vết sẹo to hơn.

Sau khi vết thương đã lành, xoa bóp vừa phải sẽ giúp kích thích máu huyết lưu thông, thúc đẩy quá trình làm lành và giảm cứng khớp ở khu vực đã từng có vết thương.

Bạn có thể quan tâm: Nốt ruồi bị ngứa: Khi nào cảnh báo ung thư da?

Tẩy nốt ruồi kiêng gì? Kiêng hút thuốc, uống rượu và thuốc làm loãng máu

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Để tránh sẹo và viêm nhiễm trong quá trình vết thương tẩy nốt ruồi lành lại, bạn nên tránh hút thuốc, uống rượu, các chất kích thích và sử dụng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu nào. Thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và thuốc làm loãng máu có thể ngăn cản quá trình làm lành của vết thương, thậm chí là khiến vết thương tách ra và chảy máu.

Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì?

Tẩy nốt ruồi kiêng gì và nên làm gì

Ngoài lưu ý đến vấn đề tẩy nốt ruồi kiêng gì thì việc nên làm gì để chăm sóc vết thương nhanh hồi phục cũng quan trọng không kém. Chăm sóc vết thương đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và đảm bảo sẹo nhỏ nhất có thể. Sau khi tẩy nốt ruồi, có một số lời khuyên bạn nên làm theo cho đến khi vết thương lành. Chúng bao gồm:

  • Sau 24 giờ, giữ cho vết thương khô ráo và nhẹ nhàng vệ sinh kỹ xung quanh vết thương mà không chạm hoặc kéo vết khâu.
  • Lau khô vết thương bằng khăn sạch.
  • Giữ ẩm cho vết thương sau khi tẩy nốt ruồi có thể giúp vết thương lành nhanh hơn tới 50%. Bác sĩ có thể chỉ định bạn giữ ẩm bằng cách bôi thuốc mỡ kháng sinh.
  • Nếu cần phải băng bó vết thương, hãy vệ sinh và thay băng định kỳ 1-2 lần hoặc để thông thoáng cho đến khi lành hẳn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo.

Sau khi bạn thực hiện tẩy nốt ruồi, hãy chăm sóc và quan sát vết thương để nhận biết sớm những thay đổi có thể ngăn cản việc chữa lành. Hãy gọi cho bác sĩ da liễu ngay lập tức nếu:

  • Vết thương đau bất thường và chảy máu không ngừng
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng, như sốt, nổi mẩn đỏ hoặc chảy mủ
  • Vết thương bị tách ra
  • Nốt ruồi mọc lại.

Tùy thuộc vào cơ địa, bạn có thể 2 đến 3 tuần để vết thương sau tẩy nốt ruồi lành lại. Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại tái khám sau 1-2 tuần để đảm bảo quá trình hồi phục đang diễn ra bình thường. Điều quan trọng là bạn nên biết tẩy nốt ruồi kiêng gì để vết thương trên da mau lành nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mole Removal Aftercare Guide: What To Expect. https://www.sknclinics.co.uk/blog/mole-removal-aftercare-guide-what-to-expect. Ngày truy cập: 21/12/2022

Mole Removal. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/23312-mole-removal. Ngày truy cập: 21/12/2022

Caring for Your Incision After Surgery. https://familydoctor.org/caring-for-your-incision-after-surgery/. Ngày truy cập: 21/12/2022

Incision Care. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/15709-incision-care. Ngày truy cập: 21/12/2022

Surgical wound care – open. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000040.htm. Ngày truy cập: 21/12/2022

Phiên bản hiện tại

27/12/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Xóa nốt ruồi có để lại sẹo không? Cách xóa nốt ruồi hiệu quả

Nốt ruồi son là bệnh gì? Thực hư khi da nổi nhiều nốt ruồi son


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 27/12/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo