Đau là một cảm giác khó chịu có thể xuất hiện với nhiều đặc điểm đa dạng ở mỗi người. Đau có thể dai dẳng, xuất hiện và biến mất thường xuyên hoặc xuất hiện do bệnh lý. (1) Vì thế, phương pháp điều trị phù hợp để giảm đau ở mỗi người sẽ khác nhau ít nhiều. Mỗi người bệnh cũng cho đáp ứng với thuốc giảm đau không giống nhau. Cùng một loại thuốc nhưng bác A. sử dụng cho thấy kết quả cải thiện tốt trong khi bác B. lại không có tác dụng như vậy. Vậy bạn đã được giảm đau tốt với phương pháp điều trị hiện tại để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn chưa?
Việc đánh giá bản chất cơn đau không hề dễ dàng và các thuốc điều trị cũng rất đa dạng về hiệu quả và độ an toàn khi dùng. Do đó, việc lựa chọn thuốc giảm đau cần dựa trên các đặc điểm cơn đau và mức độ nghiêm trọng của nó. Mỗi loại thuốc giảm đau liên quan đến các nguy cơ tác dụng phụ khác nhau, việc này đòi hỏi sự thận trọng khi sử dụng. (2)
Cũng giống như câu chuyện của mẹ chị M., một bệnh nhân đã 60 tuổi bị đau khớp gối lâu năm và thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bà thấy gần đây cơn đau ngày một nặng hơn và đi khám thì được bác sĩ thay đổi loại thuốc điều trị. Mặc dù tình trạng khớp có cải thiện hơn sau khi uống thuốc mới nhưng bà vẫn bị hạn chế đi lại, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhói khiến phải ngồi xuống nghỉ ngơi. Nhìn mẹ mà chị M. vô cùng lo lắng, buồn bã vì không biết đến khi nào bà mới đi lại bình thường để cùng con cháu vui chơi, du lịch. Cuối cùng, chị quyết định đưa mẹ mình đi khám lại và trao đổi chi tiết tình trạng bệnh với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc giảm
đau hiệu quả, an toàn.
Bất cứ khi nhận được phương pháp điều trị nào, bạn nên đánh giá thử hiệu quả giảm đau của chúng có như bạn mong đợi hay không.
PP-CEL-VNM-0464