backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Dị ứng mắt

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 19/03/2021

Dị ứng mắt

Ngày nay, dị ứng mắt không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người. Tuy tình trạng này có thể dễ dàng khắc phục nhưng bạn không nên vì thế mà xem nhẹ. Nguyên nhân là do nếu không được kiểm soát tốt, dị ứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người bệnh.

Vậy, vì sao bạn bị dị ứng ở mắt? Đâu là dấu hiệu nhận biết và điều trị tình trạng này hiệu quả? Bệnh có thể phòng ngừa được không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Tìm hiểu chung

Dị ứng mắt là bệnh gì?

Mắt bị dị ứng là tình trạng sức khỏe tương đối phổ biến, xảy ra khi bộ phận này tiếp xúc với bất kỳ yếu tố vô hại nào mà cơ thể mẫn cảm dẫn đến hàng loạt triệu chứng khó chịu như sưng, khô mắt, chảy nước mắt… Những yếu tố này được gọi là dị nguyên, có thể kể đến như phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng…

Dị ứng mắt có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, nhưng phổ biến nhất vẫn là vào mùa xuân khi cây, cỏ và hoa lá nở rộ.

Ở một số người, dị ứng mắt cũng có thể liên quan đến bệnh chàm, hen suyễn và viêm kết mạc dị ứng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng ở mắt?

Các triệu chứng phổ biến của dị ứng mắt là:

  • Mắt ngứa hoặc bỏng rát
  • Chảy nước mắt
  • Đỏ mắt
  • Có gỉ xuất hiện xung quanh mắt
  • Mí mắt bị sưng tấy hoặc sưng húp, đặc biệt là vào buổi sáng

Tình trạng này có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi.

di-ung-mat

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra dị ứng ở mắt?

Sự phản ứng thái quá của hệ miễn dịch đối với dị nguyên là nguyên nhân chủ yếu gây dị ứng ở mắt. Các dị nguyên trong trường hợp này thường là:

  • Phấn hoa
  • Lông thú
  • Nấm mốc
  • Khói
  • Bụi

Trong quá trình tấn công dị nguyên ở mắt, hệ miễn dịch sẽ giải phóng một lượng lớn histamin và một số hoạt chất gây viêm khác, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu tại đây.

Ngoài ra, đôi khi dị ứng thức ăn cũng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng ở mắt.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán dị ứng ở mắt diễn ra như thế nào?

Trước hết, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về bệnh sử cá nhân và các dấu hiệu, triệu chứng đã xảy ra như thời điểm phát sinh, kéo dài trong bao lâu… Sau đó, họ sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để xác định nguyên nhân gây dị ứng và dựa vào đó để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị dị ứng mắt?

mắt bị dị ứng phải làm sao

Cách tốt nhất để điều trị dị ứng ở mắt là hạn chế tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được, đặc biệt nếu bạn bị dị ứng theo mùa. Rất may mắn là có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giảm các triệu chứng dị ứng mắt.

Thuốc chống dị ứng

Một số thuốc uống có thể giúp giảm bớt dị ứng mắt, đặc biệt là khi kèm theo các triệu chứng dị ứng khác. Những thuốc này bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin như loratadin hoặc diphenhydramine
  • Các thuốc thông mũi như pseudoephedrine hoặc oxymetazolin
  • Steroids như prednisone

Các mũi tiêm phòng dị ứng

Các mũi chích ngừa dị ứng có thể được khuyến khích nếu các triệu chứng dị ứng không hết khi dùng thuốc. Mũi chích ngừa dị ứng là hình thức trị liệu miễn dịch liên quan đến tiêm các dị nguyên. Nồng độ chất gây dị ứng được tiêm tăng dần theo thời gian. Các mũi chích ngừa dị ứng làm thay đổi phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng.

Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng

Có nhiều loại thuốc không cần toa hoặc theo toa khác nhau để nhỏ mắt trong điều trị dị ứng mắt.

Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng thường chứa hydrochloride olopatadine, một thành phần có hiệu quả làm giảm các triệu chứng liên quan đến dị ứng mắt.

Các thuốc nhỏ mắt bôi trơn không cần toa như “nước mắt nhân tạo,” có thể giúp rửa các dị nguyên khỏi mắt. Các thuốc nhỏ mắt khác có chứa kháng histamine hoặc chống viêm không steroid (NSAID). Một số thuốc nhỏ mắt được sử dụng mỗi ngày, trong khi một số loại khác chỉ cần sử dụng để giảm các triệu chứng.

Thuốc nhỏ mắt có thể gây rát hoặc nhức lúc ban đầu và hết  trong vòng vài phút. Một số thuốc nhỏ mắt có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng. Hãy hỏi bác sĩ loại thuốc nhỏ mắt nào là tốt nhất trước khi bạn lựa chọn một nhãn hiệu cho mình.

Các biện pháp tự nhiên

Một số biện pháp tự nhiên đã được sử dụng để điều trị dị ứng mắt với mức độ thành công khác nhau bao gồm Allium Cepa (làm từ củ hành đỏ), euphorbium và galphimia. Hãy kiểm tra với bác sĩ về sự an toàn và hiệu quả của các biện pháp này trước khi bạn thử chúng.

Đắp khăn ẩm và mát có thể làm nhẹ triệu chứng cho mắt bị dị ứng. Bạn có thể thử đặt khăn lên mắt nhắm kín nhiều lần trong ngày giúp giảm khô cũng như kích ứng mắt. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ là phương pháp này không trực tiếp điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra các phản ứng dị ứng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 19/03/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo