backup og meta

Xét nghiệm đo tải lượng virus là gì?

Xét nghiệm đo tải lượng virus là gì?

Tải lượng virus của bạn là số lượng virus có trong máu của bạn. Đây là xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV và một số bệnh do virus khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 1,5 triệu người chết do các biến chứng liên quan đến HIV trong năm 2013.

Tải lượng virus là số lượng các mảnh hoặc các thành phần của virus chứa trong một thể tích máu của bạn (thường là 1 ml hoặc 1 cc). Thường xét nghiệm này sẽ tính những phần chứa vật chất di truyền của virus. Tải lượng virus giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị của thuốc kháng virus như thế nào. Mục đích của điều trị thuốc kháng virus là làm giảm tải lượng virus của bạn, lý tưởng nhất là đến mức không thể phát hiện ra trong máu. Nói chung, tải lượng virus sẽ được kết luận là “không thể phát hiện’ nếu nó dưới 40-75 bản trong một mẫu máu của bạn. Con số chính xác phụ thuộc vào phòng thí nghiệm và loại máy họ dùng. Khi tải lượng virus của bạn cao, bạn đang có nhiều virus HIV trong cơ thể, và điều đó có nghĩa là phương pháp điều trị HIV của bạn chưa tốt.

Khi nào tôi cần làm xét nghiệm đo tải lượng virus?

Bạn sẽ làm xét nghiệm này khi bạn bắt đầu điều trị. Các bác sĩ sẽ dùng xét nghiệm này để xác định lượng virus cũng như tình hình sức khỏe tổng thể của bạn. Sau đó, bạn nên làm xét nghiệm tải lượng virus mỗi 3-6 tháng trước khi bạn bắt đầu dùng một loại thuốc chống HIV mới, và 2-8 tuần sau khi bắt đầu hoặc thay đổi thuốc điều trị HIV cho đến khi tải lượng virus của bạn quá nhỏ đến nỗi không còn đo được nữa.

Tải lượng virus không thể phát hiện là gì?

Tải lượng virus không thể phát hiện có nghĩa là bạn có nguy cơ nhiễm HIV rất thấp, do hệ thống miễn dịch nhiễm HIV của bạn có thể phục hồi và trở nên khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nó cũng làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường tình dục một số bệnh nghiêm trọng khác. Bác sĩ nói rằng có HIV (đặc biệt là một tải lượng virus cao hơn) có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (như bệnh tim và đột quỵ). Hơn nữa, số lượng virus không thể phát hiện có nghĩa là nguy cơ virus HIV đề kháng với các loại thuốc chống HIV bạn đang dùng là rất nhỏ. Cuối cùng, có một tải lượng virus không thể phát hiện có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Tải lượng virus được phát hiện trong khi bạn đang điều trị HIV

Nếu tải lượng virus của bạn không giảm xuống mức không thể phát hiện trong vòng 3-6 tháng sau điều trị HIV, điều đó có nghĩa là virus HIV trong cơ thể bạn đã đề kháng với thuốc chống HIV bạn đang dùng. Bác sĩ có thể hỏi bạn đã dùng thuốc như thế nào, và liệu bạn có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác không. Bạn có thể sẽ được xét nghiệm máu để xem xét độ kháng thuốc của virus HIV trong máu và đồng thời xem thử virus đã kháng với những loại thuốc nào. Nếu các xét nghiệm sau đó vẫn cho thấy tải lượng virus của bạn vẫn còn phát hiện được, có thể bạn sẽ cần phải thay đổi điều trị HIV. Bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn với bạn.

Xét nghiệm đo tải lượng virus là công nghệ cho phép ta đo được lượng cực nhỏ các virus trong máu. Các phòng thí nghiệm khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để tính số lượng HIV trong máu của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác ý nghĩa của kết quả xét nghiệm.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Viral load. https://www.aids.gov/hiv-aids-basics/just-diagnosed-with-hiv-aids/understand-your-test-results/viral-load/. Ngày truy cập 01/03/2017

Viral load. http://www.aidsmap.com/Viral-load/page/1327496/. Ngày truy cập 01/03/2017

Factsheet viral. http://www.aidsmap.com/Viral-load/page/1044622/. Ngày truy cập 01/03/2017

Phiên bản hiện tại

13/08/2020

Tác giả: Kim Vi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Đặt vòng tránh thai là gì? Đặt vòng tránh thai có an toàn không?

Nhiễm Enterovirus: Tất tần tật những thông tin cần biết!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Vi · Ngày cập nhật: 13/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo