backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chuyên gia nha khoa giải đáp: Trám răng sâu có phải lấy tủy không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy · Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/12/2023

    Chuyên gia nha khoa giải đáp: Trám răng sâu có phải lấy tủy không?

    Việc trám răng sâu có phải lấy tủy hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ tình trạng tủy răng hiện tại cho đến sự đánh giá của nha sĩ để đưa ra quyết định cuối cùng. 

    Trám răng sâu là một phương pháp điều trị vấn đề răng miệng phổ biến, giúp khắc phục những tổn thương do răng bị sâu gây ra. Đôi khi, bạn phải tiến hành gây tê và lấy tủy răng trước khi trám răng để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau này. Vậy trong trường hợp nào, người bị sâu răng cần phải thực hiện thủ thuật này? Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liệu trám răng có phải lấy tủy không và cách chăm sóc răng miệng sau khi trám phù hợp. 

    Chuyên gia nha khoa giải đáp: Trám răng sâu có lấy tủy không?

    Hầu hết mọi người đều không muốn đến phòng nha ngay cả khi bị những cơn đau răng hành hạ vì e ngại các thủ thuật điều trị nha khoa gây đau đớn, nhất là việc lấy tủy răng. 

    Thực tế là việc điều trị tủy răng là một trong những phương pháp điều trị sâu răng diện rộng nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Trong đa số các trường hợp bị sâu răng, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là trám răng mà thôi. Tuy nhiên, trước tiên nha sĩ vẫn sẽ kiểm tra tình trạng răng của bạn để xác định phương pháp điều trị nào là tốt nhất.

    Trường hợp trám răng sâu cần lấy tủy (điều trị tủy) 

    Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bạn sẽ cần tiến hành trám răng điều trị tủy:

    • Răng bị sâu nặng hoặc răng bị nứt, mẻ mảng lớn làm lộ tủy răng khiến bạn đau đớn
    • Răng trở nên dễ lung lay khi chạm nhẹ vào
    • Răng trở nên nhạy cảm quá mức với đồ ăn, thức uống lạnh hoặc nóng. Điều này xảy ra khi các dây thần kinh, mạch máu trong răng bị viêm và kích thích.
    • Nếu nướu của bạn bị sưng quanh một chiếc răng cụ thể, đây sẽ là dấu hiệu của nhiễm trùng và thường cần được điều trị tủy. 

    Trường hợp trám răng sâu không lấy tủy 

    Với những triệu chứng nhẹ, bạn sẽ chỉ cần tiến hành trám răng mà thôi. Một số dấu hiệu mà bạn nên lưu tâm bao gồm:

  • Đau răng nhẹ
  • Răng bị sâu nhưng chưa lan đến tủy
  • Xuất hiện lỗ nhỏ ở trên bề mặt răng
  • Răng thưa, răng khấp khểnh… cần phục hình bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ…
  • Ưu và nhược điểm của việc trám răng lấy tủy

    trám răng có phải lấy tủy không

    Đến đây hẳn là bạn không còn băn khoăn về việc trám răng sâu có lấy tủy không. Vậy ưu và nhược điểm của phương pháp trám răng lấy tủy là gì?

    Thực tế là khi tiến hành trám răng lấy tủy, các nha sĩ sẽ cố gắng thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm bảo tồn răng thật. Nhưng nhìn chung, thủ thuật trám răng lấy tủy vẫn tồn tại ưu lẫn nhược điểm khác nhau mà bạn cần biết, chẳng hạn như: 

    Ưu điểm

    • Khôi phục chức năng nhai cho răng 
    • Hạn chế sự xê dịch của răng do có khoảng trống
    • Ngăn chặn các vấn đề răng tiềm ẩn trong tương lai 
    • Điều trị dứt điểm tình trạng đau răng do tủy bị viêm gây đau đớn… 

    Khuyết điểm của việc trám răng lấy tủy 

    • Tuổi thọ của răng điều trị tủy sẽ giảm sút
    • Sau khi thực hiện thủ thuật lấy tủy răng, răng sẽ trở nên giòn, dễ bị gãy hơn nhưng có thể được gia cố bằng chốt và mão sứ.
    • Trám răng lấy tủy thường tốn kém hơn so với trám răng thông thường.
    • Răng đã lấy tủy vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng do điều trị tủy là điều trị phức tạp với những răng có cấu trúc đặc biệt nên việc bỏ sót các ống tủy phụ hoàn toàn có thể xảy ra.

    Mách bạn cách chăm sóc răng sau khi trám lấy tủy 

    trám răng có phải lấy tủy không

    Ngay sau khi điều trị tủy, bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng để hạn chế thấp nhất sự xuất hiện của những tình trạng nha chu khác không mong muốn. Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên như sau:

    • Ưu tiên thức ăn mềm, không dính răng, dễ tiêu hóa
    • Tránh nhai hoặc cắn bên phía răng vừa mới trám
    • Hạn chế ăn đồ ngọt hoặc thức ăn quá nóng cũng như quá lạnh
    • Có thể uống thuốc giảm đau và chườm lạnh trong vòng 2 phút
    • Sử dụng bàn chải lông mềm, tăm/chỉ nha khoa để làm sạch răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đừng quên dùng và nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch khoang miệng 
    • Khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng để kiểm tra và kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng bất thường.

    Các câu hỏi thường gặp quanh việc trám răng sâu có điều trị tủy 

    trám răng có phải lấy tủy không

    1. Điều trị tủy răng có đau không?

    Điều trị tủy răng có đau không là nỗi lo rất thường gặp của những bệnh nhân bị sâu răng cần điều trị tủy trước khi trám răng. Câu trả lời là khi được điều trị bởi các nha sĩ có trình độ chuyên môn cao, quá trình điều trị tủy răng thường không gây đau đớn như những gì bạn hình dung. 

    2. Sau khi trám răng lấy tủy, cần đợi bao lâu để có thể ăn uống?

    Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên đợi ít nhất một giờ để miếng trám tạm đủ cứng và có thể ăn nhai.

    3. Phải làm gì nếu vị trí răng sau điều trị tủy trở nên nhạy cảm? 

    Trong trường hợp này, bạn hãy đi tái khám càng sớm càng tốt. Việc tái khám giúp các nha sĩ xác định nguyên nhân và có phương án điều trị bổ sung hiệu quả.

    Mong rằng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn biết được liệu trám răng sâu có cần lấy tủy hay không và cách chăm sóc phù hợp để tăng cường sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập Hello Bacsi thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề răng miệng và sức khỏe nhé. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

    Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo