backup og meta

Tẩy trắng răng có tốt không? Ưu, nhược điểm của từng biện pháp tẩy răng

Tẩy trắng răng có tốt không? Ưu, nhược điểm của từng biện pháp tẩy răng

Hiện nay, rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng được giới thiệu là có thể giúp bạn có được hàm răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, tẩy trắng răng có tốt không, tẩy trắng răng có ảnh hưởng gì không, có nên tẩy trắng răng và tẩy trắng răng có hại không vẫn là những câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.

Có rất nhiều phương pháp giúp bạn làm trắng răng với hiệu quả và tác dụng khác nhau. Hello Bacsi sẽ cùng bạn điểm qua nguyên nhân khiến răng bạn bị ngả vàng và một số phương pháp làm trắng răng thông dụng, qua đó sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc tẩy trắng răng có tốt không và tẩy trắng răng có hại không.

Cơ chế tẩy trắng răng là gì?

Tẩy trắng răng có tốt không? Cơ chế tẩy trắng răng là gì? Hiện có 2 cách tẩy trắng răng chính là tẩy trắng răng bên trong và tẩy trắng răng bên ngoài.

Tẩy trắng răng bên trong

Tẩy trắng răng có tốt không? Tẩy trắng răng bên trong là phương pháp làm trắng răng bằng cách sử dụng các chất oxy hóa như gel hydrogen peroxide (còn gọi là gel làm trắng hoặc thuốc tẩy trắng) kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng, giúp răng trắng sáng hơn so với màu răng ban đầu mà không làm tổn hại bề mặt răng hay bất kỳ yếu tố nào trong răng.

Khi phần bên trong của răng được làm trắng, màu sắc phản chiếu qua lớp men răng bên ngoài sẽ nhạt hơn, làm cho răng trông trắng hơn và sáng hơn. Trái với những gì bạn thường nghĩ, thuốc tẩy trắng làm sáng màu phần bên trong răng chứ không phải lớp men bên ngoài. Đây là phương pháp thường được sử dụng tại các phòng nha.

Tẩy trắng răng bên ngoài

Làm trắng răng bên ngoài là loại bỏ mảng bám trên men răng, phần bên ngoài răng. Các mảng bám hoặc vết ố ở lại sau khi hút thuốc hoặc uống rượu, trà, cà phê… thường có thể loại bỏ bằng kem đánh răng tẩy trắng hoặc miếng dán trắng răng.

Tẩy trắng răng có tốt không? Tuy nhiên, nhiều phương pháp làm trắng răng bên ngoài không hẳn hoàn toàn an toàn. Một số chất làm trắng nếu sử dụng thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho vùng nướu vốn nhạy cảm.

Tẩy trắng răng có tốt không?

Tẩy trắng răng có tốt không? Có nên tẩy trắng răng? Tẩy trắng răng có hại không? Tẩy trắng răng có ảnh hưởng gì không? Đây đều là những thắc mắc rất thường gặp nếu bạn có ý định tìm đến phương pháp này để cải thiện tình trạng răng xỉn màu.

Nhìn chung, câu trả lời cho những băn khoăn trên sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn và phương pháp tẩy trắng mà bạn chọn. Phương pháp tẩy trắng răng được sử dụng hầu hết ở phòng nha được nghiên cứu là an toàn cho sức khỏe răng miệng, không làm hại men răng, không làm thay đổi cấu trúc răng nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, dù vậy, mỗi phương pháp tẩy trăng đều tồn tại ưu và nhược điểm mà bạn nên cân nhắc.

Ưu và nhược điểm của các phương pháp tẩy trắng răng

tẩy trắng răng có tốt không

Để tìm ra lời giải cho câu hỏi tẩy trắng răng có tốt không hay tẩy trắng răng có hại không, bạn cần hiểu rõ ưu và nhược điểm của các phương pháp tẩy trắng:

1. Kem đánh răng tẩy trắng răng có tốt không?

√ Ưu điểm: Có nên tẩy trắng răng bằng kem đánh răng làm trắng răng không? Kem đánh răng làm trắng có thể loại bỏ vết ố và mảng bám rất tốt. Tuy nhiên, để bảo vệ răng và nướu thì bạn không nên sử dụng kem đánh răng làm trắng trong nhiều tuần liền.

× Rủi ro: Tẩy trắng răng có tốt không? Tác hại của việc tẩy trắng răng bằng kem đánh răng làm trắng là gì? Kem đánh răng làm trắng răng có ảnh hưởng gì không? Kem đánh răng làm trắng có thể khiến răng nhạy cảm, bị mài mòn và dẫn đến thoái hóa nướu.

Bạn nên sử dụng kem đánh răng làm trắng xen kẽ với kem đánh răng thường và chải răng nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật.

2. Tẩy trắng răng tại nha khoa

√ Ưu điểm: Có nên tẩy trắng răng tại nha khoa không? Nếu bạn cần làm trắng răng nhanh chóng trong vòng chỉ một ngày thì đây là lựa chọn hợp lý nhất. Hơn nữa, về mặt lý thuyết, chỉ có nha sĩ mới có thể giảm thiểu rủi ro tổn thương cho răng và nướu của bạn khi làm trắng răng.

× Rủi ro: Tác hại của tẩy trắng răng tại nha khoa là gì? Phương pháp chiếu đèn làm trắng răng tuy an toàn hơn nhưng thường sẽ không cho kết quả như miếng dán trắng răng. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra gây hại cho răng, dẫn đến tình trạng răng lão hóa sớm và nhanh ngả vàng sau khi tẩy trắng.

Đến nha khoa tẩy trắng răng có tốt không? Bạn nên tham vấn kỹ ý kiến của nha sĩ trước khi thực hiện tẩy trắng để tìm phương pháp tẩy trắng phù hợp nhất.

3. Tẩy trắng răng có tốt không nếu dùng miếng dán trắng răng?

√ Ưu điểm: Dùng miếng dán trắng răng tẩy trắng răng có ảnh hưởng gì không? Miếng dán trắng răng dễ dàng tìm mua và lại dễ sử dụng. Bạn có thể nhận thấy rõ hiệu quả làm trắng chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần sử dụng.

× Rủi ro: Tẩy trắng răng có tốt không? Miếng dán tẩy răng có hại không? Tẩy trắng răng bằng miếng dán có thể dẫn đến tổn thương nướu và làm trắng răng không đều. Nguy hiểm hơn, bạn cũng có thể gặp rủi ro mắc ung thư miệng (do thành phần hydrogen peroxide) nếu sử dụng miếng dán trắng răng quá thường xuyên.

Miếng dán tẩy trắng răng có tốt không? Thị trường hiện nay có nhiều loại miếng dán trắng răng với tác dụng làm trắng rất khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ xem mình có bị dị ứng với thành phần nào trong đó không nhé.

4. Tẩy trắng răng tự nhiên

√ Ưu điểm: Có nên tẩy trắng răng tự nhiên? Bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn nếu thực hiện tẩy trắng răng bằng các nguyên liệu như chanh hoặc dâu.

× Rủi ro: Dùng phương pháp tự nhiên tẩy trắng răng có ảnh hưởng gì không? Lượng axit trong trái cây sẽ bào mòn lớp men răng. Khi lớp men răng bị bào mòn, răng sẽ dễ bị xỉn màu và gặp nhiều triệu chứng nhạy cảm.

Dùng phương pháp tự nhiên tẩy trắng răng có hại không? Cách tẩy trắng răng bằng trái cây tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng các nha sĩ sẽ không bao giờ khuyến nghị bạn thực hiện phương pháp này tại nhà.

Lưu ý khi tẩy trắng răng

tẩy trắng răng có tốt không

Làm trắng răng có ảnh hưởng gì không? Để tẩy trắng răng an toàn và hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

1. Tẩy trắng răng có tốt không? Chỉ tốt khi răng khỏe

Tẩy trắng răng có tốt không? Tẩy trắng răng có tốt không sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó, nếu có ý định tẩy trăng răng, bạn nên đi khám và điều trị các bệnh về răng miệng như lộ chân răng, sâu răng, răng mọc khấp khểnh hoặc các vấn đề về răng miệng khác.

2. Tẩy trắng răng có tốt không? Răng có thể nhạy cảm hơn

Tác hại của tẩy trắng răng là gì? Một trong những tác hại của tẩy trắng răng là có thể làm răng nhạy cảm hơn. Đây là một tác dụng phụ phổ biến thường xuất hiện trong 24 giờ sau khi răng tiếp xúc với gel làm trắng. Nếu cảm thấy quá ê buốt và khó chịu sau khi thực hiện tẩy trắng răng, bạn có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen.

3. Tẩy trắng răng không có tác dụng mãi mãi

Có nên tẩy trắng răng? Tẩy trắng răng có tốt không? Răng bị ngả vàng là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Ngoài ra, răng cũng thường xuyên bị mảng bám từ đồ ăn và thức uống hàng ngày. Dù bạn tẩy trắng răng ở đâu hay bằng cách nào thì công dụng của việc tẩy trắng cũng sẽ không thể kéo dài mãi mãi.

Đa phần răng sau khi tẩy trắng sẽ giữ màu được từ 6 tháng đến 2 năm. Khoảng thời gian này còn phụ thuộc vào độ dính của mảng bám, chế độ ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt của bạn.

4. Kết quả tẩy trắng không giống nhau

Tẩy trắng răng có tốt không? Hiệu quả làm trắng răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng ban đầu của răng. Do đó màu răng của bạn sau khi tẩy trắng có thể rất khác so với những người khác.

Một số người lầm tưởng rằng các biện pháp làm trắng sẽ loại bỏ được tất cả những tổn thương trước đó mà bạn đã gây ra cho răng. Tuy nhiên, sự thật là răng bạn càng được chăm sóc tốt hơn thì hiệu quả tẩy trắng sẽ càng lớn hơn.

Khi nào không nên tẩy trắng răng?

Tẩy trắng răng có tốt không? Câu trả lời là “Không” nếu bạn nằm trong những trường hợp sau:

  • Bạn bị sâu răng.
  • Bạn dưới 18 tuổi.
  • Bạn bị thoái hóa nướu.
  • Nướu của bạn rất nhạy cảm.
  • Răng của bạn rất nhạy cảm.
  • Bạn bị đốm trắng trên răng.
  • Bạn nhạy cảm với hydrogen peroxide.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc răng bị ăn mòn do axit.

Nguyên nhân răng bị ố vàng

Tẩy trắng răng có tốt không? Răng bị ngả vàng là một tình trạng hết sức bình thường trong quá trình lão hóa. Cũng như tóc sẽ bị bạc, răng của bạn cũng sẽ bị ngả vàng theo thời gian. Phần bị ngả vàng là phần bên trong răng, gọi là ngà răng chứ không phải phần men răng bên ngoài.

Theo thời gian, ngà răng của bạn sẽ trở nên sậm màu hơn, trong khi đó, men răng sẽ dần mỏng hơn do bị mài mòn hoặc tiếp xúc với các thực phẩm có tính axit. Các ngà răng bị đổi màu, phản chiếu qua men răng, như một lăng kính, làm cho răng trông có màu vàng.

Tẩy trắng răng có tốt không? Bên cạnh sự lão hóa, răng của bạn có thể chuyển sang màu vàng hoặc xám do:

  • Tác động của chất trám răng
  • Tiếp xúc nhiều với chất fluoride
  • Uống tetracycline, một loại kháng sinh mạnh
  • Màu sắc của răng do di truyền từ lúc mới sinh
  • Một căn bệnh nha khoa hiếm gặp có tên là bệnh sinh men răng bất toàn (amelogenesis imperfecta)

Tẩy trắng răng có tốt không tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng răng hiện tại của bạn. Vì vậy, bạn nên kiểm tra sức khỏe răng miệng của mình trước khi thử bất kỳ phương pháp tẩy trắng răng nào. Như thế, bạn sẽ dễ dàng có được một nụ cười tự tin với hàm răng trắng đều và sáng bóng.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Teeth Whitening Options and Safety https://www.healthline.com/health/is-teeth-whitening-safe Ngày truy cập: 07/01/2018

Teeth Whitening: What to Know Before You Go https://askthedentist.com/teeth-whitening/
Ngày truy cập: 07/01/2018

Tooth Whitening: What We Now Know https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4058574/ Ngày truy cập:29/3/2021

Teeth whitening https://www.healthdirect.gov.au/teeth-whitening Ngày truy cập:29/3/2021

Tooth Whiteners & Oral Hygiene Products https://ec.europa.eu/health/scientific_committees/opinions_layman/en/tooth-whiteners/l-3/3-home-tooth-whitening-dentist.htm Ngày truy cập:29/3/2021

Whitening teeth https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/teeth-whitening Ngày truy cập: 09/05/2022

Phiên bản hiện tại

09/05/2022

Tác giả: Tuyết Trinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | Nắm được khía cạnh khoa học của bệnh sâu răng

8 nguyên nhân khiến trẻ có hàm răng bị ố vàng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tuyết Trinh · Ngày cập nhật: 09/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo