Lông mu có tác dụng gì đối với sức khỏe phụ nữ? Bạn có nên cạo lông mu không? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.
Lông mu của phụ nữ có thể đa dạng về số lượng, kết cấu và màu sắc. Song, đa phần lông mu thường mọc xung quanh gò mu ở dạng hình tam giác ngược.
Lông mu là gì?
Đầu tiên, mời bạn tìm hiểu một số thông tin thú vị về lông mu trước khi trả lời cho câu hỏi “lông mu nữ có tác dụng gì?”. Mọc lông mu là dấu hiệu đặc trưng ở cả nam và nữ khi bước vào tuổi dậy thì. Đối với phụ nữ, lông mu (lông vùng kín, lông bikini) là phần lông mọc xung quanh gò mu thuộc âm hộ.
Thực tế lông mu có tác dụng gì đối với sức khỏe của chị em phụ nữ? Ngay sau đây là lời giải đáp.
>> Gợi ý cho bạn: 9 nguyên nhân ngứa lông mu vùng kín và cách khắc phục
Lông mu có tác dụng gì?
Bên cạnh giả thiết lông mu có vai trò trong việc giảm lượng mồ hôi tiết ra xung quanh âm đạo và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, một số chức năng khác của lông mu được ghi nhận gồm có:
1. Lông mu tạo ra môi trường sống thuận lợi cho hệ vi sinh ở âm đạo.
Lông mu có tác dụng gì? Có vai trò tương tự như lông mi, hoặc lông mũi, lông mu giúp ngăn bụi bẩn và các vi sinh vật gây hại xâm nhập vào âm đạo. Nhờ đó, lông mu nữ có tác dụng bảo vệ và cân bằng hệ vi sinh âm đạo.
Ngoài ra, nang lông mu của phụ nữ cũng sản sinh ra một số loại bã nhờn có khả năng ngăn chặn vi khuẩn sinh sản. Theo sau đó, lông mu có thể bảo vệ âm đạo khỏi một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm:
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng nấm men
- Viêm âm đạo.
>> Có thể bạn quan tâm: Lông vùng kín thế nào là đẹp? Tỉa lông mu có tác dụng gì?
2. Lông mu giúp giảm ma sát khi chị em tập thể dục, hoặc quan hệ tình dục.
Da vùng kín phụ nữ nhạy cảm và mỏng manh. Vậy, lông mu nữ có tác dụng gì? Lông mu có vai trò như một lớp bảo vệ và giảm ma sát trong khi quan hệ tình dục và các hoạt động khác.
3. Tác dụng của lông mu: Lưu trữ pheromone
Nhiều ý kiến cho rằng: lông mu liên quan đến pheromone – mùi hương cơ thể có thể kích thích tình dục với bạn tình. Trong một số trường hợp, mùi hương pheromone từ lông mu có thể chủ động gây chú ý và làm tăng hưng phấn tình dục đối với một số người. Đối với một số người khác, pheromone ở lông mu phụ nữ có thể không rõ ràng nhưng vẫn có thể khơi dậy tiềm thức tình dục.
>> Gợi ý cho bạn: Cạo lông mu nữ có tác dụng và ảnh hưởng gì? Cách cạo lông an toàn
- Bảo vệ âm đạo khỏi nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến đường tình dục.
- Bảo vệ da âm hộ khỏi ma sát khi quan hệ tình dục, hoặc tập thể dục.
- Thu hút tình dục nhờ lưu trữ pheromone.
- Giảm tiết mồ hôi quanh âm đạo.
- Điều hòa nhiệt độ.
Có nên cạo lông mu nữ không? Khi nào cần cạo?
Nhiều chị em thắc mắc có nên cạo lông mu nữ không? Thực tế, không có một câu trả lời rõ ràng. Tuy nhiên, hầu như không có khuyến cáo y tế nào khuyên bạn nên cạo một phần, hay toàn bộ lông mu. Trong một số trường hợp nhất định, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc loại bỏ lông mu.
Cạo lông mu có thể dẫn đến tổn thương và gây ra tác dụng phụ, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn
- Ngứa bộ phận sinh dục
- Nguy cơ viêm da tiếp xúc
- Bỏng bộ phận sinh dục do tẩy lông
- Da phát ban, nổi da gà và lông mọc ngược
- Tăng nguy cơ mắc hoặc truyền nhiễm virus – herpes simplex hoặc HPV, do vết cắt hoặc kích ứng da.
Những vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc lông mu nữ
Lông mu mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe vùng kín, song cách chăm sóc lông mu đúng cách không cầu kỳ và khó nhằn như nhiều người nghĩ.
Thực tế, lông mu không cần có chế độ làm đẹp hay chăm sóc đặc biệt. Điều này nghĩa là bạn không cần và không nên dùng dầu gội, dầu xả khi vệ sinh lông mu. Thay vào đó, bạn chỉ cần tắm rửa thường xuyên, vệ sinh lông mu với nước sạch và giữ cho vùng kín khô ráo.
Như vậy, bài viết đã mang đến lý giải cho thắc mắc lông mu có tác dụng gì? Không chỉ giúp bảo vệ vùng kín của phụ nữ khỏi các nguy cơ nhiễm trùng và vi khuẩn, lông mu còn có thể tác động đến kích thích tình dục thông qua pheromone. Chăm sóc lông mu đúng cách sẽ giúp vùng kín của chị em luôn sạch sẽ, khỏe mạnh và quyến rũ.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp, hãy tham gia và đặt câu hỏi trong Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ để nhận được câu trả lời từ các chuyên gia và bác sĩ nhé!
[embed-health-tool-ovulation]