backup og meta

Lá bàng chữa bệnh phụ khoa được không?

Lá bàng chữa bệnh phụ khoa được không?

Lá bàng là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian. Trong đó, việc dùng lá bàng chữa bệnh phụ khoa là một trong những phương pháp được nhiều chị em tin dùng. Thế nhưng, phương pháp này có thực sự hiệu quả? Bạn có thể dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa như thế nào?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ lá bàng có tác dụng gì trong việc chữa bệnh phụ khoa cũng như hiệu quả thực tế mà phương pháp này mang lại.

Lá bàng có tác dụng gì trong chữa bệnh phụ khoa?

Khi được truyền tai nhau về việc dùng lá bàng chữa bệnh phụ khoa, nhiều chị em thường thắc mắc lá bàng có tác dụng gì hay công dụng của lá bàng là gì mà lại có thể giải quyết được một số vấn đề sức khỏe của vùng kín.

Trong Đông y, lá bàng là loại dược liệu có tính mát, thường được dùng để chữa cảm sốt, giúp ra mồ hôi, giảm đau nhức cơ thể. Ngoài ra, loại lá này còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, viêm da, viêm họng, đau dạ dày…

Trong khi đó, theo y học hiện đại, thành phần lá bàng có chứa nhiều tanin. Hoạt chất này có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn cao, có thể ức chế hoạt động của nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh phụ khoa. Không những thế, lá bàng còn có khả năng giảm các triệu chứng viêm nhiễm vùng kín như ngứa, kích ứng, chảy dịch âm đạo bất thường…

>>> Đọc thêm: Lá lốt chữa bệnh phụ khoa – “cứu cánh” cho vùng kín phái đẹp

2 cách sử dụng lá bàng chữa bệnh phụ khoa

cách dùng lá bàng chữa bệnh phụ khoa

Nhiều chị em truyền tai nhau “bí kíp” dùng lá bàng chữa các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến tử cung, viêm âm đạo, viêm phần phụ… Trong đó, hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là dùng nước lá bàng để vệ sinh bên ngoài và xông hơi vùng kín.

Dùng nước lá bàng chữa viêm phụ khoa, vệ sinh vùng kín

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 15 lá bàng và 3 thìa muối ăn. Lưu ý chọn những chiếc lá nguyên vẹn, không bị sâu ăn, không quá non cũng không quá già.

Cách nấu nước lá bàng chữa bệnh phụ khoa, vệ sinh rửa vùng kín như sau:

  • Rửa sạch lá bàng rồi cắt nhỏ
  • Cho toàn bộ lá bàng và muối vào nồi, đun sôi với 1 lít nước trong 30 phút. Khi đun cần vặn nhỏ lửa để hoạt chất kháng khuẩn trong lá bàng hòa tan với nước
  • Sau khi đun xong, bạn gạn lấy nước lá cho vào chậu nhỏ.
  • Khi nước chỉ còn hơi âm ấm, bạn dùng phần nước này để vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín. Lưu ý không ngâm vùng kín trong nước lá hoặc thụt rửa âm đạo vì điều này sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Thực hiện 2 lần/ngày để làm sạch vùng kín, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm và đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Dùng nước lá bàng chữa bệnh phụ khoa bằng cách xông vùng kín

Bạn cũng có thể đun sôi nước lá bàng để xông vùng kín theo cách như sau:

  • Chuẩn bị 10 – 15 lá bàng
  • Rửa sạch lá và đun sôi kỹ với 1 – 2 lít nước
  • Sau khi đun, bạn gạn hết nước lá cho vào chậu nhỏ
  • Đợi một lát cho nước nguội, bạn ngồi lên trên chậu, cao hơn mặt nước một đoạn để xông vùng kín. Lưu ý không đặt vùng kín quá sát mặt nước để tránh gây bỏng và tổn thương
  • Thực hiện mỗi ngày một lần để tiêu diệt vi khuẩn, kích thích lưu thông máu đến vùng kín giúp các tổn thương mau lành hơn.

>>> Đọc thêm: Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không: Chỉ hiệu quả khi làm đúng

Dùng lá bàng chữa bệnh phụ khoa có hiệu quả không?

Dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa có hiệu quả không?


Dùng lá bàng chữa bệnh phụ khoa là phương pháp dân gian được nhiều chị em áp dụng. Thực tế là không phải trường hợp nào phương pháp này cũng đem lại hiệu quả tích cực. Theo các chuyên gia, việc dùng lá bàng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng trong trường hợp viêm phụ khoa nhẹ. Nếu bệnh nặng và kéo dài, phương pháp này sẽ không đem lại hiệu quả. Thậm chí, nếu thực hiện sai cách, tình trạng viêm nhiễm còn có thể trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn.

Do đó, nếu muốn áp dụng cách chữa viêm nhiễm vùng kín bằng lá bàng hoặc các phương pháp dân gian khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu.

Nói tóm lại, dùng lá bàng chữa bệnh nhiễm phụ khoa không phải là phương pháp có thể áp dụng tùy tiện. Mặc dù được nhiều người cho rằng nó có hiệu quả, bạn vẫn cần đến bệnh viện kiểm tra và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa trị này. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ để phòng tránh và phát hiện sớm các căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến vùng kín.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The Potential of Chinese Herbal Medicines in the Treatment of Cervical Cancer https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/1534735419861693

Ngày truy cập: 28/11/2022

Vaginitis https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginitis/symptoms-causes/syc-20354707

Ngày truy cập: 28/11/2022

Vaginitis https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9131-vaginitis

Ngày truy cập: 28/11/2022

Vaginitis https://www.nhs.uk/conditions/vaginitis/

Ngày truy cập: 28/11/2022

ANTIOXIDATIVE ACTIVITY OF THE ALMOND LEAVES (TERMINALIA CATAPPA)

http://www.eajournals.org/wp-content/uploads/Antioxidative-Activity-of-the-Almond-Leaves-Terminalia-Catappa.pdf

Ngày truy cập: 28/11/2022

Phiên bản hiện tại

28/11/2022

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

12 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách phòng ngừa

Top 6 dấu hiệu bệnh phụ khoa dễ nhận biết, chị em không nên bỏ qua


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 28/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo