backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Tinh trùng khỏe mạnh có màu gì? Tinh trùng màu trắng đục có sao không?

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi · Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

Tinh trùng khỏe mạnh có màu gì? Tinh trùng màu trắng đục có sao không?

Tinh trùng là tế bào sinh sản nên cũng là một trong những yếu tố đánh giá sức khỏe nam giới. Tinh trùng khỏe mạnh có màu gì, mùi gì và vị gì? Đây là thắc mắc chung của phần lớn đàn ông khi muốn hiểu thêm về sức khỏe của mình thông qua chất lượng của tinh trùng. 

Khi tìm hiểu và phân tích những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, giới chuyên môn thường sử dụng thuật ngữ “tinh dịch”. Song trong bài viết này, HelloBacsi sẽ diễn đạt theo cụm từ ‘tinh trùng khỏe mạnh có màu gì’ để phù hợp với thói quen tìm kiếm thông tin của độc giả. Bên cạnh đó, HelloBacsi cũng giúp bạn phân biệt được giữa tinh dịch (semen) và tinh trùng (sperm).

Tinh trùng khỏe mạnh có màu gì, mùi gì, vị gì?

Tinh trùng khỏe mạnh có màu trắng đục và độ sệt giống như trứng sống. Vị của tinh dịch là sự kết hợp giữa đắng, mặn, ngọt và một chút vị kim loại. Mùi của tinh dịch thường được mô tả có mùi như kim loại, xạ hương, mùi tanh hoặc giống như mùi nước tẩy có chứa clo.

Ngoài ra, thỉnh thoảng nếu bạn nhận thấy những thay đổi về màu sắc, kết cấu hay thậm chí là mùi của tinh dịch, nhìn chung điều này là tương đối bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có thể liên quan đến bệnh lý.

Kết quả nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí khoa học – PLOS One cho rằng, tinh trùng khỏe mạnh có chứa các chất như: Protein, đường, chất chống oxy hóa, khoáng chất và các loại enzyme khác.
Tinh dịch (có chứa tinh trùng) khỏe mạnh có màu trắng đục và sệt như trứng gà sống
Tinh trùng khỏe mạnh có màu gì? Tinh dịch (có chứa tinh trùng) khỏe mạnh có màu trắng đục và sệt như trứng gà sống.

Màu sắc tinh dịch khác nhau có ý nghĩa gì?

Màu sắc của tinh dịch có thể bị thay đổi bởi các yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý liên quan đến vùng kín, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STDs)… Dưới đây là những màu tinh dịch thường thấy khi tinh dịch có sự thay đổi:

Tinh dịch màu hồng đỏ

Tinh dịch có màu hồng hoặc hồng đỏ rất có thể là tình trạng tinh dịch có lẫn máu sau khi xuất tinh (haematospermia). Về mặt y khoa, tình trạng này còn được gọi là xuất tinh ra máu. Ngoài ra,  tinh dịch màu hồng đỏ có thể là bình thường nhưng cũng có thể liên quan đến các bệnh lý gây ra.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng lẫn máu trong tinh dịch: 

  • Các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt hoặc, ung thư tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs): Các tình trạng nhiễm trùng lây qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Là tình trạng nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Tinh dịch có màu đen

Tinh dịch có màu đen hoặc nâu đậm cũng có thể là do tình trạng xuất tinh ra máu. Màu đen là màu của máu cũ tồn đọng trong cơ thể. Ngoài ra, tình trạng xuất tinh ra tinh dịch có lẫn màu đen có thể là do: Tổn thương tủy sống ở gần bộ phận sinh dục, nhiễm kim loại nặng.

  • Tổn thương tủy sống: Những tổn thương bên trong tủy sống gần bộ phận sinh dục dẫn đến rò rỉ máu bên trong và lẫn vào tinh dịch khi xuất tinh.
  • Nhiễm kim loại nặng: Trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học Wiley phát hiện rằng, những người xuất tinh ra tinh dịch màu đen là do nồng độ cao các chất kim loại nặng như mangan, chì và kẽm. Việc nhiễm kim loại nặng là do đường ăn uống và môi trường sống.
  • Tinh dịch có màu xanh lá, màu vàng

    Hiện tượng tinh dịch có màu vàng hoặc màu xanh lá thường là do trong tinh dịch có lẫn nước tiểu hoặc có lẫn hóa chất từ các chất kích thích. Bên cạnh đó, nếu đã lâu bạn không xuất tinh thì tinh dịch cũng có thể xuất ra màu vàng hoặc vón cục, do tinh trùng đã bị cũ.

    Ngoài ra, tình trạng này còn có liên quan đến bệnh lý viêm tuyến tiền liệt, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, gia tăng bạch cầu trong cơ thể (pyospermia), hội chứng vàng da…

    Cách cải thiện chất lượng tinh trùng

    Tinh trùng có liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của bạn. Trạng thái của tinh dịch cũng có thể là yếu tố phản ánh thói quen ăn uống, sinh hoạt, môi trường sống của bạn. Do đó, để cải thiện chất lượng tinh trùng bạn sẽ cần phải điều chỉnh thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, axit folic, vitamin C, B12, E, D, L-Arginine. Các chất này có nhiều trong hàu, cua, tôm, sữa ngũ cốc, các loại rau xanh đậm, cam, kiwi, chuối và các loại đậu, thịt bò, thịt gia cầm, rau chân vịt, bông cải xanh…
    • Xây dựng thói quen tốt: Bạn nên tập thể dục từ 120 – 150 phút mỗi tuần. Chọn tần suất thủ dâm cho nam giới phù hợp. Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc các chất kích thích. Ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
    Xây dựng thói quen tốt và sống lành mạnh là cách cải thiện chất lượng tinh trùng
    Xây dựng thói quen tốt và sống lành mạnh là cách cải thiện chất lượng tinh trùng

    Câu hỏi thường gặp

    Tinh dịch có màu lạ, khi nào cần đi khám?

    Khi bạn đã biết được tình trùng khỏe mạnh có màu gì thì khi nhận thấy tinh trùng có màu, hoặc mùi, hoặc vị bất thường đồng thời có kèm theo các triệu chứng như ngứa vùng kín, nổi cục hay đau nhức vùng kín; tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ Nam khoa để được chẩn đoán và điều trị.

    Tình trùng đặc màu trắng đục có sao không?

    Tinh trùng có màu trắng đục và hơi sệt như trứng gà sống là màu của tinh dịch bình thường. Do đó bạn không cần lo lắng về tình trạng này nhé.

    Kết luận

    Tóm lại, khi xuất tinh ra tinh dịch có màu trắng đục, màu xám, có thể kèm theo một chút mùi tanh và vị hơi lợ lợ thì đây là dấu hiệu của tinh dịch khỏe mạnh. Nếu tinh dịch của bạn đột nhiên có một chút thay đổi trong thời gian ngắn thì cũng không có gì đáng lo ngại. Trừ khi hiện tượng tinh dịch bất thường kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì lúc ấy bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bạn nhé.

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



    Tham vấn y khoa:

    Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

    Đa khoa · Hello Bacsi


    Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

    ad iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáo
    ad iconQuảng cáo