Khám nam khoa là gì khám những gì? Đây là thắc mắc chung của phần lớn nam giới khi có nhu đi khám sức khỏe nói chung và khám phụ khoa nam nói riêng.
Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khám nam khoa là gì và nắm được thông tin một cách tổng quát về quy trình khám nam khoa tại bệnh viện. Bên cạnh đó, nội dung bài viết cũng sẽ liệt kê ra một số điều mà bạn cần chuẩn bị trước khi đi khám nam khoa. Mời bạn tìm hiểu!
Khám nam khoa là gì?
Khám bệnh nam khoa (andrological examination) là thăm khám và kiểm tra bộ phận sinh dục của nam giới, đánh giá tình trạng sức khỏe của bộ phận sinh dục, chức năng sinh lý và tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn ở bộ phận sinh dục (nếu có).
Khám nam khoa là khám những gì?
Theo Cổng thông tin Bộ y tế Việt Nam – MOH cho biết, khám nam khoa sẽ được phân thành 3 nhóm khám chính bao gồm: Kiểm tra tổng quát, kiểm tra bộ phận sinh dục và thực hiện khám nam khoa chi tiết.
1. Khám tổng quát
Bác sĩ thực hiện đo những chỉ số cơ bản như chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, ổ bụng và khai thác thêm các bệnh lý đi kèm (nếu có): bệnh tuyến giáp, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì…để kiểm tra sức khỏe toàn diện; hoặc những thủ thuật đã từng thực hiện, đặc biệt là trên cơ quan sinh dục.
2. Khám tập trung tại bộ phận sinh sục nam giới
Sau khi đo các chỉ số cơ bản, bác sĩ tiến hành khám trực tiếp đến bộ phận sinh dục để kiểm tra xem có các dấu hiệu bất thường hay không.
- Kiểm tra bao quy đầu xem có bình thường không, các vấn đề thường gặp ở bao đầu bao gồm hẹp hoặc bán bao quy đầu, bao quy đầu có quá dài không, nổi cục u, ngứa đầu dương vật, hạt ngọc quanh đầu dương vật (tình trạng mà nhiều nam giới mới lớn quan tâm).
- Kiểm tra xung quanh dương vật và da bìu. Các trường hợp bất thường có thể xảy ra bao gồm: ngứa da bìu (chàm bìu), ngứa dương vật, gai sần dương vật, đầu dương vật tiết dịch có mùi hôi, đáng chú ý là các triệu chứng liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
- Kiểm tra tinh hoàn: Các vấn đề thường gặp ở tinh hoàn là tinh hoàn lạc chỗ, đau nhức tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn có sưng hoặc có u cục không.
3. Khám nam khoa và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu
Khi thăm khám nam khoa thì việc khám và xét nghiệm chuyên sâu là rất quan trọng, kết quả xét nghiệm có ý nghĩa lớn trong việc giúp bác sĩ đưa ra kết luận và cơ sở để chẩn đoán. Tuy nhiên sẽ tùy từng người, từng tình trạng sức khỏe khác nhau mà các bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau.
Một số xét nghiệm và quy trình khám nam khoa phổ biến bao gồm:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Sàng lọc những bệnh viêm nhiễm, bệnh lý cơ thể đang có, bệnh lý chuyển hóa, bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), những tổn thương và những u bướu không bình thường.
- Xét nghiệm chất lượng tinh trùng (semen analysis test): Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu lấy mẫu tinh dịch của bạn, kết quả của xét nghiệm giúp bác sĩ đưa ra các kết luận liên quan đến khả năng sinh sản và sinh dục của bạn; trong đó cụ thể bao gồm số lượng, kích thước, khả năng sống, khả năng di chuyển của tinh trùng, có tế bào lạ trong tinh dịch không, như bạch cầu, hồng cầu để đánh giá tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý khác trên đường ra của tinh dịch; hoặc đánh giá độ phân mảnh của tinh trùng.
- Xét nghiệm nội tiết tố (testosterone levels test): Xét nghiệm định lượng nồng độ testosterone trong máu, vì nội tiết tố này có vai trò quan trọng và có liên quan trực tiếp đến chức năng sinh lý của nam giới.
- Siêu âm bộ phận sinh dục (male genital tract – MGT): Nếu nhận thấy sự bất thường của bộ phận sinh dục, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm bìu, siêu âm dương vật để quan sát cấu tạo bên trong dương vật và bìu, hoặc siêu âm qua trực tràng đánh giá tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh.
- Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng (antisperm antibody testing – ASA): Đây là một xét nghiệm có tính chuyên sâu và rất quan trọng, vì nó có liên quan mật thiết đến yếu tố gây tình trạng vô sinh ở nam giới. Hơn 70% chuyên gia chỉ ra rằng xét nghiệm ASA là xét nghiệm sàng lọc hiệu quả đối với bệnh vô sinh nam miễn dịch.
Tại sao cần đi khám nam khoa định kỳ? Khi nào cần đi khám?
Khi bạn đã hiểu khám nam khoa là gì và tầm quan trọng của việc khám nam khoa là như thế nào, có thể bạn sẽ hiểu được vì sao đây là một việc mà bạn nên thực hiện theo định kỳ.
Trên thực tế, bạn nên thực hiện việc khám nam khoa tối thiểu là 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe và để kịp thời phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn ở bộ phận sinh dục. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, các bệnh nam khoa sẽ trở nặng và có thể xảy ra biến chứng xấu. Thậm chí có thể gây vô sinh và tăng nguy cơ gây nguy hiểm đến đến tính mạng.
Trước khi khám nam khoa cần chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị tâm lý
Khi đi khám nam khoa, phần lớn nam giới đều mang tâm lý e ngại và lo lắng, nhất là các vấn đề liên quan đến xuất tinh sớm, rối loạn cương dương hay yếu sinh lý…
Do đó, để quá trình thăm khám được diễn ra suôn sẻ cũng như để bạn có cơ hội chia sẻ thêm với bác sĩ thì bạn hãy chuẩn bị sẵn tâm thế đi khám bệnh, chuẩn bị sẵn các thông tin cá nhân và một số thắc mắc (nếu có). Khi đi khám, bạn hãy cởi mở và thoải mái với bác sĩ, điều này sẽ rất có lợi cho bạn trong quá trình thăm khám.
Chuẩn bị các giấy tờ và hồ sơ cần thiết
Nếu bạn từng khám hoặc từng điều trị các bệnh nam khoa, bạn nên mang theo các hồ sơ khám bệnh trước đó để bác sĩ có thể hiểu rõ và chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ thái độ trung thực và trả lời thẳng vào vấn đề khi được bác sĩ đặt câu hỏi.
Giữ vệ sinh cơ thể và bộ phận sinh dục
Trước khi đi khám nhất định bạn phải tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là ở vùng kín. Điều này sẽ khiến bạn tự tin hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm trong khi thăm khám. Nếu bạn có nhu cầu cạo lông vùng kín thì quyết định sẽ phụ thuộc vào bạn.
Lưu ý, bạn không nên dùng sản phẩm hoặc xà phòng có tính tẩy rửa mạnh hoặc có mùi thơm để tránh ảnh hưởng xấu đến tổn thương, vết trợt hoặc loét hoặc khiến da vùng kín bị khô, kích ứng.
Kiêng quan hệ và thủ dâm 3 – 5 ngày trước khi khám phụ khoa nam
Trong quá trình thăm khám, có thể bạn sẽ cần thực hiện các xét nghiệm liên quan đến tinh dịch và tinh trùng. Vì vật, bạn nên tạm kiêng xuất tinh từ 5 – 7 ngày, kể cả xuất tinh thông qua việc thủ dâm hay qua quan hệ tình dục.
Thông thường, nếu có thực hiện xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ báo trước và đưa ra yêu cầu cụ thể với bạn.
Câu hỏi thường gặp
Khám bộ phận sinh dục nam ở khoa nào?
Khám bộ phận sinh dục nam khoa là khám ở Khoa Nam khoa, trong tiếng Anh là Andrology.
Xét nghiệm nam khoa gồm những gì?
Một số xét nghiệm nam khoa thường cần thực hiện gồm: Xét nghiệm tinh dịch, xét nghiệm hormone (nội tiết tố testosterone), xét nghiệm di truyền, xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm hay siêu âm màu.
Kết luận
Tóm lại, khám bệnh nam khoa là thuật ngữ chung chỉ những bệnh xảy ra ở cơ quan sinh dục nam giới. Khi đi khám, bác sĩ sẽ thực hiện khám từ tổng quát đến chi tiết và yêu cầu thực xét nghiệm, tùy theo tình trạng sức khỏe và bệnh lý của mỗi cá nhân. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về khám nam khoa là khám những gì và những điều mà bạn cần chuẩn bị trước khi đi khám nam khoa.
[embed-health-tool-bmi]