backup og meta

Cãi nhau trước mặt con sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Cãi nhau trước mặt con sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Trong cuộc sống, đôi khi có những lúc vợ chồng “cơm không lành canh không ngọt’ dẫn đến tranh luận hay thậm chí là cãi nhau trước mặt con. Nếu ở một giới hạn cho phép, sự tranh cãi không gây ảnh hưởng xấu đến con. Tuy nhiên, khi vượt ngoài tầm kiểm soát, sự cãi cọ có thể gây tác động tiêu cực đến trẻ.

Một vài người cho rằng cãi nhau trước mặt con có thể gây nhiều lo âu và tác động đến tâm thần kinh của trẻ. Một vài người khác lại cho rằng tranh cãi không phải hoàn toàn xấu nhưng cách mà ba mẹ cãi nhau mới là vấn đề thực sự. Vậy đâu mới là sự thật và bạn nên làm gì nếu có mâu thuẫn trong cuộc sống? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Ảnh hưởng khi ba mẹ cãi nhau trước mặt con

Ba mẹ hay tranh cãi có phải luôn xấu? Thực ra, trong cuộc sống, ba mẹ không thể tránh khỏi những bất đồng và dễ dẫn đến cãi cọ. Tuy nhiên, việc tranh cãi trước mặt con có thể ảnh hưởng đến tâm thần kinh, những thành công trong cuộc sống cũng như mối quan hệ và tình cảm trong tương lai ở bé sau này.

Sống trong gia đình thường hay gây gổ hoặc thậm chí bạo lực là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về tâm thần, rối loạn cảm xúc và các vấn đề về xã hội khi lớn lên. Nếu thấy ba mẹ thường xuyên xung đột và gây hấn với nhau, trẻ có thể sẽ lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn. Một vài bé thể hiện cảm xúc bằng cách chửi bới thô tục ở trường hay ở nhà.

Tuy nhiên, tranh cãi cũng có thể giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì sao? Đây là một phương thức để giải quyết vấn đề xung đột giữa mọi người và qua đó những hiểu lầm có thể được dàn xếp cũng như hình thành cách xử lý mâu thuẫn nhất định hoặc hiểu nhau hơn.

Những cuộc cãi vã tranh luận chỉ xảy ra thỉnh thoảng mà không có những từ thô tục, hành vi bạo lực có thể thúc đẩy sự trao đổi cũng như giao lưu lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà. Việc này còn giúp bạn và đối tác thông cảm và thống nhất trước các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Cảm nhận của bé

Trẻ có thể không hiểu được nguyên nhân ba mẹ tranh cãi nhưng cảm nhận được bầu không khí giữa ba mẹ. Con sẽ chú ý đến cả những hành vi chống đối thụ động như đóng sầm cửa, không ai nói chuyện với ai. Bé rất nhạy cảm, có trực giác và thường sẽ cảm nhận được sự thay đổi thái độ và cảm xúc ở bạn đấy.

Dù con vẫn còn quá nhỏ để hiểu hết được nội dung cũng như kết quả của các cuộc tranh cãi, nhưng có thể cảm thấy được sự bất thường của ba mẹ. Trẻ lớn hơn có thể biết được ba mẹ đang cãi nhau, hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng khi ba mẹ trở nên lạnh nhạt với nhau, trẻ sẽ không hiểu vì sao nhưng có thể cảm nhận được trạng thái này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn đến cuộc hôn nhân của bạn nữa.

Bạn nên làm gì?

Bạn có thể thể giải quyết mâu thuẫn bên ngoài như đi ăn tối, đi dạo quanh khu phố hay tìm người hòa giải nếu cuộc hôn nhân đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Nếu bạn to tiếng với nhau về con cái, thì bé có thể sẽ tự trách bản thân và cảm thấy tội lỗi. Tất nhiên, việc tự trách theo khuynh hướng tốt sẽ giúp trẻ hoàn thiện hơn về tính cách của mình. Bạn không nên để trẻ luôn cảm thấy bản thân thật vô dụng khi ba mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con.

Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực hơn:

1. Nếu bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mình, hãy bình tĩnh lại để suy nghĩ

Khi đang nóng giận, bạn sẽ nói nhiều điều gây tổn thương cho người khác mà đôi khi khiến bản thân phải hối hận. Hãy bình tĩnh để nhìn nhận lại vấn đề. Bạn không cần phải “làm cho ra ngô ra khoai’ và cãi nhau trước mặt con ngay trong lúc này đâu.

2. Hạ nhiệt trước khi nói chuyện với nhau

Bạn nên tìm cách giúp bản thân hạ bớt nhiệt bằng cách làm điều mình thích như nghe nhạc, ngủ một giấc hay ăn một bữa ngon lành. Nên để bản thân bình tĩnh không nóng giận trước khi bắt đầu trao đổi các mâu thuẫn với bạn đời của mình.

3. Đừng bao giờ chửi bới hay lăng nhục đối phương

Trong khi tranh cãi, cảm giác háo thắng có thể khiến bạn cư xử không đúng. Vì điều này, nhiều cặp vợ chồng đã buông những lời trách móc, sỉ vả hay chọc tức nhau. Những lời nói chua cay, châm biếm đều sẽ gây tổn thương đến đối phương. Hãy tôn trọng bạn đời của mình, đừng nói những lời khó nghe vì họ đã từng là người mà bạn yêu thương và chọn lựa.

4. Tôn trọng và lắng nghe

Tôn trọng nghĩa là bạn dành thời gian để lắng nghe những tâm sự, mong muốn của họ dù không đồng ý với điều đó. Lắng nghe sẽ cho họ thấy được bạn đang quan tâm và muốn giải quyết mâu thuẫn giữa hai người. Không phải lúc nào cũng dễ dàng để dành nhiều thời gian cho đối phương, nhất là khi họ cứ thích nói đi nói lại một vấn đề, nhưng hãy tôn trọng họ vì cuộc hôn nhân của bạn.

 5. Nhìn nhận cuộc tranh cãi một cách khách quan

Bạn nên cởi mở và chấp nhận những sai lầm của bản thân. Khi mâu thuẫn được giải quyết, hãy nghĩ đến nguyên nhân gây nên cuộc tranh cãi để nhìn nhận bản thân tốt hơn và sẽ có những hành động đúng đắn hơn trong những lần sau.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Parental Conflicts & Their Damaging Effects on Children https://www.livestrong.com/article/513540-parental-conflicts-their-damaging-effects-on-children/ ngày truy cập 16/05/2018

How does fighting in front of your kids affect their long-term development? https://sg.theasianparent.com/parents-argue-all-the-time ngày truy cập 16/05/2018

Phiên bản hiện tại

20/04/2020

Tác giả: Thanh Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Nhi Bui


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 20/04/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo