backup og meta

Vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay dụi mắt? Làm sao để ngăn ngừa?

Vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay dụi mắt? Làm sao để ngăn ngừa?

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ nhỏ hay dụi mắt mà bố mẹ nên tìm hiểu và ngăn cản kịp thời vì thói quen này không hề tốt cho mắt bé.

Dụi mắt là một trong những hành động dễ thương nhất của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ lo nhìn chằm chằm vào bé mà không làm gì cả thì không được bởi thông qua hành động này, bé muốn nói với chúng ta một điều gì đó. Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu lý do tại sao bé hay dụi mắt, đồng thời “bỏ túi” những cách ngăn ngừa tình trạng trẻ dụi mắt nhiều.

Vì sao trẻ hay dụi mắt? 5 nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt nhiều

1. Buồn ngủ

Nếu bạn nhìn thấy trẻ sơ sinh hay gãi đầu dụi mắt kèm theo ngáp, điều này cho thấy bé đang buồn ngủ và mệt mỏi. Khi bé mệt, mắt bé cũng không thể hoạt động linh hoạt nữa. Lúc này, bé dụi mắt liên tục nhằm mát xa vùng cơ xung quanh mắt, giảm mệt mỏi, căng thẳng ở mát xa vùng cơ xung quanh,

Mặc dù bạn thường thấy trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ, nhưng đây không phải là hành động nên làm. Do đó, cha mẹ cần tìm cách khắc phục tận gốc vấn đề trẻ sơ sinh hay dụi mắt.

Phòng ngừa trẻ hay dụi mắt do buồn ngủ

  • Quan sát dấu hiệu buồn ngủ của bé: Hãy quan sát để biết các dấu hiệu buồn ngủ và mệt mỏi của bé. Dụi mắt và ngáp là những dấu hiệu phổ biến cho thấy bé cần ngủ trưa. Nếu bạn thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, hãy đặt bé xuống ngay.
  • Tập cho bé thói quen đi ngủ: Khi đã có thói quen ngủ nhất định, bé sẽ ngủ đúng giờ ngay cả khi bạn không có bên cạnh. Điều này sẽ giúp bé ít bị mệt, từ đó sẽ ít dụi mắt.

2. Nguyên nhân trẻ nhỏ hay dụi mắt: Mắt khô

Nếu bạn thắc mắc bé hay dụi mắt là bị gì, thì trẻ nhỏ sẽ dụi mắt khi mắt bé quá khô. Thông thường, mắt được bảo vệ bởi một màng nước mắt. Màng nước này sẽ bay hơi khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài. Điều này khiến cho mắt bị khô, gây khó chịu.

Do đó, theo bản năng, bé sẽ dụi mắt để xoa dịu. Việc dụi mắt sẽ kích thích chảy nước mắt, giúp khôi phục độ ẩm cho mắt.

3. Trẻ em hay dụi mắt vì tò mò

Trẻ nhỏ hay dụi mắt.
Trẻ nhỏ hay dụi mắt.

Nhiều cha mẹ thắc mắc vì sao trẻ 2 tuổi hay dụi mắt? Thực tế, ngoài buồn ngủ và mệt mỏi, có rất nhiều nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt.

Khi bé bắt đầu phát triển kỹ năng vận động, sự tò mò của bé cũng tăng theo. Lúc này, trẻ hay dụi mắt là vì trẻ đang thử chạm vào mắt và các bộ phận khác trên cơ thể để tìm hiểu xem cơ thể sẽ phản ứng thế nào.

4. Trẻ ngạc nhiên hoặc thích thú

Khi bạn thấy bé không có dấu hiệu mệt mỏi nhưng vẫn dụi mắt thì có thể là khi làm vậy, bé sẽ nhìn thấy những kích thích thị giác đáng kinh ngạc. Trẻ nhỏ đôi khi yêu thích cảm giác nhắm mắt, cọ xát và lặp lại để xem những hình ảnh thị giác đó.

Người lớn cũng có khả năng cảm nhận tương tự. Nếu nhắm hoặc dụi mắt, bạn sẽ nhìn thấy các mô hình và ánh sáng. Đây có thể là lý do khiến bé thích dụi mắt.

Cách phòng ngừa trẻ hay dụi mắt do thích thú hoặc ngạc nhiên

Bạn hãy phân tán sự chú ý của con bằng cách cho bé nhìn thấy một điều gì đó thú vị hơn. Bởi vì trẻ nhỏ ít có khả năng chú ý nên bé sẽ dễ bị phân tâm.

5. Có gì đó trong mắt bé

Nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt đôi khi đôi khi do có điều gì đó kích thích trong mắt, chẳng hạn như hạt bụi nhỏ. Những vật thể lạ vướng trong mắt sẽ kích thích khiến trẻ nhỏ muốn dụi mắt liên tục. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc dụi mắt có thể gây hại vì sẽ khiến con tự làm trầy xước bên trong mắt của bé.

Nếu bạn nhìn thấy bé vừa dụi vừa khóc và đôi mắt chuyển sang màu đỏ thì nhiều khả năng là bụi đã rơi vào mắt bé. Để lấy bụi bẩn ra khỏi mắt bé, bạn làm như sau:

  • Bước 1: Nhúng một miếng bông gòn sạch vào nước lạnh.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng lau mắt bé để lấy sạch bủi bẩn. Nếu bé vẫn thấy khó chịu, hãy đưa bé đến bác sĩ.

Chú ý: Mỗi bên mắt bạn nên sử dụng 1 miếng bông gòn khác nhau.

Cách phòng ngừa trẻ hay dụi mắt do dị vật

Đừng để bé ở nơi có nhiều bụi. Nếu không còn cách nào khác, hãy cố gắng bảo vệ mắt của bé khi ở trong môi trường này.

Trẻ hay dụi mắt có sao không?

Không ít cha mẹ băn khoăn liệu trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh hay dụi mắt có sao không? Mặc dù dụi mắt có thể là một phản xạ đơn giản, nhưng thói quen này lại gây ra nhiều tác động tiêu cực, chẳng hạn như:

  • Trầy xước giác mạc: Nếu dị vật cứng rơi vào mắt bé, việc trẻ dụi mắt nhiều có thể tạo ra ma sát khiến giác mạc bị xước.
  • Tổn thương mắt: Nếu có hóa chất hoặc côn trùng rơi vào mắt trẻ, bé dụi mắt nhiều có thể giải phóng độc tố trong cơ thể côn trùng hoặc làm lan hóa chất ra toàn bộ mắt, gây tổn thương nghiêm trọng.
  • Tăng nhãn áp: Trẻ dụi mắt nhiều có thể làm gián đoạn máu lưu ở mắt, nếu kéo dài sẽ gây tổn thương dây thần kinh, tăng nhãn áp, tăng nguy cơ mù lòa.
  • v.v.

Làm thế nào để ngăn trẻ hay dụi mắt?

Cách phòng ngừa trẻ hay dụi mắt
Cách phòng ngừa trẻ hay dụi mắt

Để giảm thiểu tổn thương và trầy xước, bạn cần phải ngăn không cho bé dụi mắt. Bạn cần phải bảo vệ cho đến khi bé đủ trưởng thành để nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực của việc dụi mắt.

  • Nếu con có thói quen dụi mắt, hãy cố che tay bé lại. Bạn nên cho trẻ mặc áo tay dài hoặc mang găng tay cho bé. Điều này sẽ ngăn không cho bé dụi mắt hoặc gãi mặt.
  • Bố mẹ có thể giữ bàn tay của con tránh xa khỏi mặt, nếu bạn nghĩ bé có ý định dụi mắt, hãy làm phân tán sự chú ý của bé bằng cách đưa cho bé một món đồ chơi để bé quên đi việc này.

Điều quan trọng là bạn đừng hoảng sợ hoặc lo lắng nếu nhìn thấy bé cưng đang dùng tay dụi mắt mình. Nếu bạn nghi ngờ bất cứ vấn đề gì, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nhé.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Handle an Eye Injury https://kidshealth.org/en/parents/eye-injuries-sheet.html Ngày truy cập: 18/03/2024

How to Know If Your Child Needs Glasses https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/how-to-know-if-your-child-needs-glasses Ngày truy cập: 18/03/2024

First Aid for the Eyes https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=first-aid-for-the-eyes-90-P02088 Ngày truy cập: 18/03/2024

Newborn-Sleep Patterns https://www.chop.edu/conditions-diseases/newborn-sleep-patterns Ngày truy cập: 18/03/2024

Keep an Eye on Your Child’s Vision https://www.cdc.gov/visionhealth/resources/features/vision-health-children.html Ngày truy cập: 18/03/2024

Child Eye Problems Parents Should Never Ignore https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/child-eye-problems-parents-should-never-ignore Ngày truy cập: 18/03/2024

Phiên bản hiện tại

18/03/2024

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Tổng hợp cách nấu cơm nát cho bé tập ăn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 18/03/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo