backup og meta

Ép trẻ ăn: Thói quen tưởng vô hại nhưng không phải

Ép trẻ ăn: Thói quen tưởng vô hại nhưng không phải

Đã bao giờ bạn ép con cái mình ăn thêm cháo, cơm hay thực phẩm khác? Bạn có nghĩ việc này vô hại? Bạn nên đọc những tác hại dưới đây để quyết định có nên ngừng việc ép con ăn không nhé!

Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng việc bắt ép các bé ăn là rất không nên, thậm chí có thể dẫn đến chứng biếng ăn, ăn vô độ hoặc béo phì khi bé lớn lên. Bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để biết về tác động và làm thế nào có thể giúp con mình tránh những rối loạn ăn uống sau này.

Lý giải nguyên nhân tại sao cha mẹ ngày nay thường ép con cái của họ ăn

Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng họ có nhiều kinh nghiệm trong khi con cái họ trẻ hơn và chúng không biết ăn bao nhiêu mới là đủ. Một lý do khác là tất cả cha mẹ đều muốn con mình có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Tất cả những điều đó dẫn đến việc ép buộc con mình ăn. Những ảnh hưởng tiêu cực của thói quen này là gì? Bài viết này sẽ cho bạn danh sách một số ảnh hưởng phổ biến.

Ảnh hưởng tiêu cực của việc buộc trẻ ăn

Có rất nhiều lý do lý giải việc ép trẻ ăn là một thói quen xấu. Ví dụ, ép ăn sẽ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ em, điều này có thể kéo dài suốt đời. Một số lý do khác được liệt kê dưới đây để bạn xem xét liệu ép ăn là tốt hay xấu cho sự phát triển của các bé:

  • Trẻ em sẽ bị mất quyền kiểm soát thói quen ăn uống. Điều này sẽ dẫn đến biếng ăn hoặc ăn quá nhiều khi chúng lớn lên;
  • Trẻ em bị ép ăn có thể hình thành sự yêu thích với kẹo và thực phẩm không lành mạnh khác;
  • Ép ăn có thể dẫn đến nôn mửa;
  • Ép ăn làm cho trẻ mất kiểm soát thói quen ăn uống của chúng;
  • Trẻ sẽ bị rối loạn ăn uống;
  • Trẻ em thấy phụ huynh có quyền lực đối với thói quen ăn uống của chúng, điều này dẫn đến một số vấn đề ăn uống khác nhau sau này;
  • Trẻ em thấy mình không thể tự điều chỉnh việc ăn uống và điều này dẫn đến béo phì;
  • Bởi vì trẻ không được phép kiểm soát những gì chúng ăn nên chúng thiếu thói quen tự giới hạn nên ăn bao nhiêu;
  • Ép ăn có thể làm mất đi sự thèm ăn của trẻ em;
  • Gây áp lực trong bữa ăn làm cho chúng ăn ít hơn;
  • Đôi khi những đứa trẻ có thể nôn mửa tất cả thức ăn khi bị ép;
  • Ép ăn có thể khiến trẻ cảm thấy chán ghét việc ăn uống.

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con không ăn thì bắt đầu lo lắng, sợ sệt, sợ con bệnh, sợ con ngất xỉu mà không nghĩ đến nhu cầu của trẻ. Thêm vào đó, nhiều người lại có thói quen cho trẻ ăn vặt trước khi vào bữa ăn chính. Đây là lý do khiến trẻ no ngang, không muốn ăn. Vì vậy, hãy để trẻ đói, trẻ sẽ muốn ăn chứ đừng ép con ăn. Bạn hãy nên cẩn thận với các tác động tiêu cực của việc ép trẻ phải ăn, bởi vì ăn uống không phải là cách duy nhất để giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Negative Effects Of Forcing Your Kids To Eat (1-3 Years). http://www.beingtheparent.com/negative-effects-of-forcing-your-kids-to-eat-1-3-years/. Ngày truy cập 29/01/2017

Effect of forcing kids to eat. http://www.indiaparenting.com/food-and-nutrition/342_5538/effects-of-forcing-kids-to-eat.html. Ngày truy cập 29/01/2017

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Lê Vân Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Gợi ý 7 thực đơn cơm nát cho bé


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Lê Vân Anh · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo