backup og meta

Cách giúp bạn nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của con

Cách giúp bạn nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của con

Bạn nghĩ bé yêu âm nhạc vì con cứ nghêu ngao hát hoặc khi bạn mở nhạc, bé lắc lư theo. Nếu trẻ thích âm nhạc, hãy nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc cho bé từ nhỏ.

Lúc 4 tuổi, bé Ly rất thích hát. Ngồi trên xe, bé hát. Trước khi lên giường ngủ, bé cũng hát. Bé hát đủ thể loại nhạc thiếu nhi mà cô giáo dạy ở trường hay nhạc mà bà ngoại mở cho bé nghe hàng ngày. Tuy nhiên, khi 7 tuổi, bé không còn có thói quen này nữa. Đội văn nghệ của trường không dành cho trẻ lớp 2. Nhà văn hóa, nhà thiếu nhi lại xa nhà, còn trung tâm dạy nhạc gần nhà học phí lại cao. Do đó, bố mẹ không có điều kiện chở Ly đi học nhạc. Điều này có lẽ đã mai một niềm đam mê ca hát của bé.

Vậy làm sao để nuôi dưỡng tình yêu ca hát của con hoặc giúp con phát triển năng khiếu thực sự của trẻ?

Niềm vui và sự thất vọng

Cũng giống như thể thao, muốn chơi được nhạc cụ hoặc muốn hát hay, trẻ cần phải có một quá trình học tập nghiêm túc. Thế nhưng, trẻ chỉ nghiêm túc học khi cảm thấy vui với việc làm đó. Nếu trẻ không thích mà bạn cứ ép thì cũng không có tác dụng gì. Do đó, dù trẻ không thích chơi nhạc cụ nhưng bạn nghĩ rằng âm nhạc tốt cho trẻ nên bắt trẻ phải học. Việc học chỉ trở nên dễ dàng khi trẻ cảm thấy thoải mái với những gì mình đang làm.

Ví dụ, bạn cứ bắt con học đàn violin vì bạn ngưỡng mộ nghệ sĩ Bùi Công Duy. Tuy nhiên, cứ đến giờ chở con đi học, bé cứ mè nheo không chịu đi. Mỗi giờ học nhạc đối với bé như một cực hình. Sau đó, bé tìm hết cớ này đến khác để không đến lớp nữa. Điều này không những làm tốn thời gian của bạn và bé mà còn không đạt hiệu quả gì.

Quan sát trẻ mỗi ngày

Khi muốn đăng ký cho con tham gia các lớp học ngoại khóa, bạn cần quan tâm đến năng khiếu của trẻ. Nếu con có năng khiếu trong việc học nhạc thì chúng mới dễ dàng đạt được thành công. Thế nhưng, việc xác định con có năng khiếu ở lĩnh vực nào không phải dễ. Do đó, bạn chỉ xác định được qua những sở thích bộc lộ hàng ngày của con.

Một số trẻ ước mơ trở thành một nhà soạn kịch, trong khi một số trẻ khác lại thích thú với những âm thanh của các loại nhạc cụ. Bạn có thể thích trẻ thổi sáo nhưng con lại thích chơi trống. Điều này là bình thường. Tuy nhiên, để lựa chọn, bạn nên làm theo những thứ mà trẻ thích. Khi lớn lên, hãy để trẻ tự quyết định xem mình có tiếp tục theo đuổi con đường âm nhạc hay không. Không ai biết trước được việc gì sẽ xảy ra, có một số trẻ sẽ thích nhưng có một số trẻ khác sẽ bỏ sau vài năm.

Dù sao đi nữa, bạn vẫn nên khuyến khích trẻ thực hiện đam mê của mình và hãy biến âm nhạc trở thành một phần trong cuộc sống của trẻ bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể để trẻ tự học hoặc cho trẻ tham gia các câu lạc bộ văn nghệ ở trường. Nếu không, bạn cũng có thể cho trẻ tham gia một vài lớp học hát ở nhà văn hóa. Nếu con thích hát và sáng tác, bạn hãy dành thời gian để thưởng thức những tác phẩm của con nhé.

Để biết những lợi ích khác của âm nhạc, mời bạn xem thêm bài Nhạc cho bé ngủ ngon: Bố mẹ hãy áp dụng ngay “vũ khí’ lợi hại này.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Nurture Your Child’s Interest in Music  https://www.activekids.com/music/articles/how-to-nurture-your-child-s-interest-in-music Ngày truy cập 20/11/2017

How to encourage your budding musician https://www.babycenter.com/0_how-to-encourage-your-budding-musician_10315484.bc Ngày truy cập 20/11/2017

Phiên bản hiện tại

07/09/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 07/09/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo