Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo chưa bão hòa nhưng hoạt động như chất béo bão hòa bởi cấu trúc hóa học của nó. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ bị bệnh tim bằng cách làm tăng LDL – một loại cholesterol có hại và làm giảm lượng HDL – một loại cholesterol tốt trong máu.
Bình thường, một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa thường có trong các thực phẩm làm từ sữa, thịt bò, thịt bê con, thịt cừu.
Chất béo chuyển hóa nhân tạo, tổng hợp, công nghiệp được tạo thành bằng mỡ và dầu được tinh chế. Chúng xuất hiện trong thực phẩm chế biến qua cách sử dụng dầu thực vật được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần, chẳng hạn như chiên ngập dầu hoặc nướng.
Làm thế nào để tránh chất béo chuyển hóa?
Để thay thế cho bơ, các nhà sản xuất chế biến dầu thực vật thông qua một quá trình gọi là hydro hóa. Sự có mặt của hydro sẽ giúp cho sản phẩm bền chắc và không bị ôi thiu. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra một số thành phần chất béo chuyển hóa không mong muốn. Hydro xuất hiện và làm cản trở việc loại bỏ LDL – cholesterol có hại ra khỏi máu và làm giảm lượng HDL – cholesterol có lợi. Kết quả là những loại thực phẩm này góp phần gây ra bệnh tim và một số loại ung thư trong cơ thể người.
Để làm giảm mức độ tiêu thụ chất béo bão hòa của trẻ, bạn nên hạn chế cho bé nạp chất béo chuyển hóa và dùng dầu thực vật hoặc bơ thực vật lỏng thay thế. Các nhà sản xuất thực phẩm thường liệt kê lượng chất béo chuyển hóa lên mục Các thông tin dinh dưỡng ở trên bao bì thực phẩm, vì vậy, bạn hãy luôn kiểm tra thông tin để xem lượng chất béo chuyển hóa trước khi cho bé ăn.
Các loại thức ăn nào chứa chất béo chuyển hóa mà bạn nên tránh cho trẻ ăn?
Một loại chất béo chuyển hóa công nghiệp thường được biết tới là dầu đã được hydro hóa thường có mặt trong các loại thực phẩm sau:
Thức ăn nướng
Hầu hết bánh, bánh quy, bánh cứng có chứa các chất tạo xốp – các chất này có một phần được tạo thành từ dầu đã được hydro hóa. Thực phẩm được bảo quản đông lạnh cũng là một nguồn chất béo chuyển hóa đáng kể.
Thức ăn vặt
Snack khoai tây, ngô thường có chứa chất béo chuyển hóa. Nhiều loại bỏng ngô được chế biến bằng lò vi sóng hoặc đóng gói thường có chứa chất béo chuyển hóa để giúp chế biến và tạo hương vị cho loại thực phẩm này.
Thức ăn chiên
Các loại thức ăn được chiên ngập dầu như bánh donut và gà chiên thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa được dùng trong quá trình chế biến.
Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh
Các loại thực phẩm như bánh bích quy đóng hộp và bánh cuộn hương quế thường có chứa chất béo chuyển hóa, cũng giống như vụn pizza đông lạnh.
Bơ thực vật
Các loại kem không chứa sữa và dầu thực vật thường chứa một phần là dầu thực vật được hydro hóa.
Hạn chế dùng thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa giúp bé phòng tránh một số bệnh khi lớn lên. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh cho bé.
Bạn có thể quan tâm:
[embed-health-tool-vaccination-tool]