backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/03/2021

    Dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

    Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Vì vậy, bố mẹ đừng nên chủ quan khi nghe thấy trẻ ngáy.

    Hội chứng ngưng thở khi ngủ khá phổ biến ở trẻ em và càng ngày được chú ý nhiều hơn vì nó dẫn đến những vấn đề về hành vi bất thường của con vào ban ngày. Vậy đâu là dấu hiệu của tình trạng này? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

    Dấu hiệu

    Dù ngáy là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em mắc chứng ngưng thở khi ngủ nhưng điều quan trọng là từ 10 – 20% trẻ em bình thường đều ngáy với tần suất đều đặn và ngược lại. Một số dấu hiệu và triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em bao gồm:

  • Ngáy phát ra tiếng lớn và diễn ra hầu hết vào ban đêm
  • Thỉnh thoảng thức giấc hoặc khó ngủ. Bạn có thể nhận thấy đôi lúc hơi thở của trẻ sẽ dừng lại trong phút chốc
  • Chậm phát triển (sụt cân hoặc tăng cân rất chậm) do sự suy giảm của các hormone tăng trưởng gây ra bởi chứng ngưng thở khi ngủ, từ đó ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao
  • Thừa cân: Trong khi ngưng thở khi ngủ có thể gây ra tình trạng kém phát triển thì chứng bệnh này cũng góp phần dẫn đến nguy cơ trẻ bị béo phì vì ảnh hưởng đến cường độ vận động và kèm theo hiện tượng kháng insulin
  • Thở bằng miệng
  • Hạch ở 2 bên cuống họng phình to
  • Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
  • Thường xuyên gặp ác mộng
  • Tè dầm
  • Quá buồn ngủ vào ban ngày
  • Các vấn đề về nhận thức và hành vi ban ngày, bao gồm khả năng chú ý, hành vi hung hăng và hiếu động thái quá, từ đó dẫn đến những rắc rối khi trẻ đến trường.
  • Các bệnh liên quan

    Hội chứng down có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

    Một số tình trạng sức khỏe có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như:

    • Hội chứng Down: Trẻ gặp hội chứng Down thường có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ, vì bệnh này liên quan tình trạng tăng kích cỡ của lưỡi
    • Chứng loạn thần kinh cơ và thần kinh trung ương bất thường bao gồm bại não
    • Dị tật ở sọ não
    • Béo phì.

    Chẩn đoán

    Chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em thường dựa trên các triệu chứng đặc trưng như phì đại hạnh nhân họng (amidan và hạch to ra), thở bằng miệng khi ngủ. Tuy nhiên, con cần được bác sĩ kiểm tra thêm để có kết luận chính xác nhất.

    Chữa trị

    Dù có nhiều trẻ gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ đều có mức cân nặng bình thường nhưng nếu con đang bị thừa cân thì đây có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Do đó, bạn nên giúp trẻ giảm cân để làm thuyên giảm hội chứng. Thuốc xịt mũi có chứa steroid sẽ giúp cải thiện tắc nghẽn đường hô hấp, hỗ trợ bé thở dễ dàng hơn trong lúc ngủ.

    Biện pháp chữa trị chính cho tình trạng ngưng thở khi ngủ là phẫu thuật khu vực vòm họng sưng hạch hoặc viêm VA. Phương pháp này sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia về tai mũi họng. Hầu hết trường hợp đều nhanh chóng bình phục hoàn toàn trong vài tuần.

    Nếu con có bất kỳ triệu chứng nào của ngưng thở khi ngủ, bạn nên tìm đến bác sĩ để có lời khuyên chính xác. Ngoài ra, trẻ em mắc chứng bệnh trên có thể để lại hậu quả nghiêm trọng về khả năng sinh hoạt của bé trong ngày cũng như ảnh hưởng đến trí thông minh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/03/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo