backup og meta

Nhận diện dấu hiệu trẻ bị lồng ruột để có thể chữa trị kịp thời

Nhận diện dấu hiệu trẻ bị lồng ruột để có thể chữa trị kịp thời

Trẻ bị lồng ruột là vấn đề tiêu hóa khá phổ biến, thường xảy ra ở trẻ nhỏ tuổi bú mẹ khoảng dưới 3 tuổi và là một cấp cứu ngoại khoa khá thường gặp ở trẻ em. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột để có thể đưa con đến bệnh viện chữa trị kịp thời trước khi tình trạng diễn biến nghiêm trọng hơn.

Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ đem đến các thông tin về chứng lồng ruột ở trẻ em, các dấu hiệu để nhận biết cũng như cách phòng ngừa. Cùng tìm hiểu bố mẹ nhé!

Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột

Lồng ruột là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Lồng ruột ở trẻ nhỏ xảy ra khi một đoạn ruột phía trên xê dịch và tiến vào lòng đoạn ruột phía dưới (hoặc ngược lại), từ đó làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột.

Tình trạng này sẽ chặn thực phẩm hoặc chất lỏng đi qua ruột. Lồng ruột xảy ra cũng cắt đứt nguồn cung cấp máu cho phần ruột bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến rách ruột, nhiễm trùng và chết mô ruột.

Vì vậy, bố mẹ cần hết sức chú đến dấu hiệu trẻ bị lồng ruột, bao gồm:

  • Với trẻ trong tuổi bú mẹ, cơn đau khởi phát đột ngột khiến trẻ khóc thét ưỡn người, miệng thì nôn trớ, đi ngoài máu tươi. 
  • Triệu chứng ban đầu của lồng ruột là khởi phát đột ngột, đau bụng dữ dội từng cơn với biểu hiện khóc thét, ưỡn người kèm theo nôn vọt. Ngoài cơn trẻ vẫn chơi bình thường.
  • Cơn đau lồng ruột ở trẻ nhỏ thường đến và đi, ban đầu thường từ 15 đến 20 phút một lần. Những cơn đau này kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn khi tình trạng diễn biến nặng.

dấu hiệu trẻ bị lồng ruột

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể chú ý đến các triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị lồng ruột, chẳng hạn như:

  • Khó thở
  • Thở gấp
  • Nôn mửa
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Bụng nổi lên u mềm
  • Xanh xao, nhợt nhạt
  • Bú kém, ăn không ngon
  • Phân có lẫn máu và chất nhầy
  • Bé luôn tỏ ra mệt mỏi, thiếu năng lượng. 

Vậy phương pháp giúp chẩn đoán trẻ bị lồng ruột là gì? Theo các chuyên gia nhi khoa, phương pháp siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán xác định lồng ruột trong hầu hết các trường hợp và là phương tiện được ưu tiên hàng đầu trong chẩn đoán lồng ruột cấp ở trẻ em vì dễ thực hiện, an toàn không xâm lấn và rẻ tiền.

Trẻ bị lồng ruột cần xử trí và phòng ngừa như thế nào?

Chữa trị trẻ bị lồng ruột

Sau khi quan sát, nhận định các dấu hiệu lồng ruột ở trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật cấp cứu cần thiết. Điều này nhằm tránh xảy ra hiện tượng mất nước nghiêm trọng và sốc cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng do một phần ruột bị hoại tử vì mất máu.

trẻ bị lồng ruột

Các hình thức chữa trị cho trẻ bị lồng ruột bao gồm:

1. Không phẫu thuật

Nước muối bari hoặc thuốc thụt có thể được dùng để điều trị lồng ruột ở trẻ nhỏ. Quy trình này bắt đầu bằng việc bơm không khí vào ruột, sau đó áp lực từ không khí sẽ đẩy các mô bị ảnh hưởng trở lại vị trí ban đầu.

Bên cạnh đó, chất lỏng được đưa qua ống trong trực tràng cũng có thể giúp đưa mô ruột trở lại đúng vị trí ban đầu. 2 phương pháp chữa trị lồng ruột ở trẻ em này có tỷ lệ thành công khoảng 85 – 90%.

2. Phẫu thuật

Trong trường hợp ruột của bé bị thủng hoặc các biện pháp trên không thành công trong việc khắc phục vấn đề, dẫn đến tình trạng tắc ruột, thì phẫu thuật sẽ là hình thức điều trị được lựa chọn.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ nới phần ruột bị mắc kẹt cũng như loại bỏ các mô ruột đã chết trong trường hợp cần thiết.

Cách phòng ngừa lồng ruột ở trẻ em

Các chuyên gia cũng đã chia sẻ, mặc dù là tình trạng nghiêm trọng, có thể ảnh hướng đến tính mạng nhưng lồng ruột lại bệnh lý chưa xác định được nguyên nhân trẻ bị lồng ruột một cách rõ ràng nên không có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Chính vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nên quan sát con khi bé có biểu hiện bất thường để nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột. Điều này giúp cha mẹ có thể phát hiện sớm tình trạng, đưa con đi khám kịp thời giúp tránh các biến chứng nguy hiểm do tình trạng này gây ra.

Hy vọng các thông tin của bài viết đã giúp bố mẹ biết được các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột bao gồm những gì. Dẫu đây là tình trạng sức khỏe khá phổ biến nhưng cũng không nên vì thế mà chủ quan. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp sức khỏe hệ tiêu hóa của bé ổn định hơn trong tương lai và tránh được các trường hợp xấu xảy ra.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Intussusception in Children https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=intussusception-90-P02002 Ngày truy cập 14/11/2022

Intussusception https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/intussusception/diagnosis-treatment/drc-20351457 Ngày truy cập 14/11/2022

Bowel Obstruction https://www.uofmhealth.org/health-library/uf4382 Ngày truy cập 14/11/2022

Intussusception https://kidshealth.org/en/parents/intussusception.html Ngày truy cập 14/11/2022

intussuception https://www.chop.edu/conditions-diseases/intussusception#:~:text=Treatment-,Treatment,most%20cases%20successfully%20reduces%20it.  Ngày truy cập 14/11/2022

Phiên bản hiện tại

18/11/2022

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 18/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo