backup og meta

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để con nhanh khỏe, mẹ bớt lo

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để con nhanh khỏe, mẹ bớt lo

Tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa rất phổ biến. Do đó, việc nắm rõ một số cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ giúp mẹ cùng bé dễ dàng “đánh bay” tình trạng này. 

Ở người lớn, rối loạn tiêu hóa có thể không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng với trẻ nhỏ, đây là vấn đề mà cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Bởi tình trạng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý đang có, hoặc nếu kéo dài có thể khiến bé bỏ bú, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa cần lưu ý gì?

cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có các triệu chứng thường gặp như: tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng, phân sống), nôn trớ, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, bú kém. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do nguồn thức ăn chủ yếu từ sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) nên ngoài nguyên nhân liên quan đến bệnh lý thì các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể là do:

  • Trẻ không hấp thụ tốt
  • Cách cho bú không đúng
  • Chọn loại sữa không phù hợp
  • Các vấn đề sức khỏe của mẹ
  • Trẻ đang dùng kháng sinh để trị bệnh.

Khi thấy trẻ nhỏ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được hướng dẫn cách chữa rối loạn tiêu hóa phù hợp nhất. Trong việc điều trị, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ, mẹ cần phải chú ý:

  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc. Nếu trẻ phải uống thuốc thì cần có chỉ định của bác sĩ 
  • Cho trẻ bú quá nhiều, đặc biệt là bú sữa ngoài có thể khiến bé khó chịu. Vì vậy, nên ưu tiên việc duy trì cho bé bú sữa mẹ.
  • Nếu nhận thấy một số thực phẩm khiến trẻ quấy khóc khi bú mẹ, ví dụ như thức ăn cay, các loại rau gây đầy hơi (bông cải xanh, bắp cải…) thì mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống một cách phù hợp
  • Nếu không thể cho bé bú mẹ, nên trao đổi thêm với bác sĩ về việc chọn giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Một số mẹo chữa tại nhà đơn giản 

cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bạn có thể thử một số cách cải thiện tốt tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ sau:

1.   Nếu trẻ bị nôn trớ

Trẻ bị nôn trớ ngay sau khi bú xong hoặc khoảng vài giờ sau khi bú là tình trạng rất thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục, bạn nên:

  • Cho bé bú đúng tư thế để sữa không trào ngược lên thực quản
  • Không cho bé bú quá nhiều trong 1 lần. Có thể cho bé bú ít hơn nhưng bú nhiều lần để đảm bảo dinh dưỡng và không bị mất nước. Phân chia đều đặn các cữ bú trong ngày.
  • Sau khi cho bú, bạn có thể giữ bé ở tư thế thẳng (đầu cao) ít nhất trong 30 phút, vỗ lưng để bé ợ hơi.
  • Nếu trẻ nôn nhiều, liên tục, nôn ra máu, nôn ra dịch màu xanh, bỏ bú, nôn mửa đi kèm với tiêu chảy, sốt, li bì thì cần đưa trẻ đi khám.

2. Khi trẻ bị tiêu chảy

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể đau bụng, quấy khóc, đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, có thể kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ cần:

  • Chú ý bù nước cho trẻ nhỏ bằng cách tăng thêm cữ bú. Mỗi lần cho trẻ bú lượng sữa vừa đủ, tránh ép trẻ bú nếu trẻ không muốn
  • Để nguồn sữa đảm bảo chất lượng, mẹ nên vệ sinh núm vú trước và sau mỗi lần cho trẻ bú, ăn đầy đủ, giàu dinh dưỡng. Với trẻ ăn sữa công thức, cần xem lại thành phần sữa vì trẻ có thể dị ứng với thành phần đạm trong sữa bò..
  • Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước như khô da, khô miệng, tiểu ít (6-8 giờ không đi tiểu) mắt trũng sâu, lờ đờ, bỏ bú, li bì… cần đưa trẻ đi khám.

3.  Táo bón

Còn với tình trạng trẻ bị táo bón, mẹ có thể:

    • Chọn lúc bé thấy thoải mái, không no hay đói quá để massage cho bé. Đầu tiên, mẹ làm ấm bàn tay, sau đó, xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ lên bụng. Để trẻ nằm ngửa, nâng nhẹ hai chân, co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng rồi duỗi chân ra. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 phút.
    • Nếu trẻ bú bình, mẹ có thể pha loãng sữa hơn hướng dẫn một chút. Tăng số lượng các cữ bú để cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể.
    • Với những bé bú mẹ, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bản thân, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước…
    • Đưa trẻ đi khám nếu tình trạng táo bón ở trẻ không giảm, trẻ sút cân, bỏ bú do khó chịu…

4. Đau bụng do hội chứng Colic

Colic là một vấn đề ảnh hưởng đến một số trẻ nhỏ trong 3 đến 4 tháng đầu đời. Nó có thể rất căng thẳng và gây bực bội đối với cha mẹ. Nguyên nhân chưa được biết rõ, có 3 lý do được đưa ra và cách xử trí:

  • Trẻ chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài gây ra sự khó chịu cho trẻ: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ…Cha mẹ nên tăng sự tiếp xúc, giao tiếp với trẻ
  • Bụng chướng hơi: chỉnh tư thế trẻ, hoặc thay đổi chế độ ăn người mẹ: tránh đồ ăn sinh hơi, café, sữa
  • Dị ứng sữa: ít gặp. Một số trẻ dị ứng với protein trong sữa bò. Đối với trẻ ăn sữa công thức có thể đổi sang sữa phù hợp theo chỉ định của bác sĩ
  • Khi trẻ xuất hiện tình trạng quấy khóc liên tục nhiều giờ hoặc trong nhiều ngày, hoặc bú kém, bỏ bú, chậm tăng cân… cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Ngoài những cách chữa rối loạn tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên, để giảm nguy cơ trẻ gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý nhiều hơn trong việc giữ vệ sinh. Chẳng hạn như rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc, chăm sóc bé và không cho bé mút tay hoặc ngậm đồ chơi để tránh nhiễm khuẩn đường ruột.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Functional Gastrointestinal Disorders in Infancy: Impact on the Health of the Infant and Family

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6506429/ Ngày truy cập 01/12/2023

Diet and Functional Gastrointestinal Disorders in Children. Is the Focus on Food Exaggerated?

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6412647/ Ngày truy cập 01/12/2023

The Effects of Antibiotics on Nutrient Digestion

https://emerginginvestigators.org/articles/the-effects-of-antibiotics-on-nutrient-digestion/pdf Ngày truy cập 01/12/2023

Guide to: Infant functional gastrointestinal disorders

https://www.independentnurse.co.uk/content/news/guide-to-infant-functional-gastrointestinal-disorders/ Ngày truy cập 01/12/2023

Nursing Your Baby — What You Eat and Drink Matters

https://www.eatright.org/health/pregnancy/breastfeeding-and-formula/nursing-your-baby-what-you-eat-and-drink-matters Ngày truy cập 01/12/2023

Mixed feeding: supplementing breastfeeding with formula

https://raisingchildren.net.au/newborns/breastfeeding-bottle-feeding/bottle-feeding/mixed-feeding Ngày truy cập 01/12/2023

Common Baby Digestive Problems That You Need To Know

https://parenting.firstcry.com/articles/common-baby-digestive-problems-that-you-need-to-know/ Ngày truy cập 01/12/2023

Digestive problems in newborns

https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=470&language=English Ngày truy cập 01/12/2023

Patient education: Acute diarrhea in children (Beyond the Basics)

https://www.uptodate.com/contents/acute-diarrhea-in-children-beyond-the-basics/print?view=print Ngày truy cập 01/12/2023

Diarrhea in infants

https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000691.htm Ngày truy cập 01/12/2023

Constipation and breastfeeding

https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/breastfeeding-challenges/constipation/ Ngày truy cập 01/12/2023

3 ways to relieve infant constipation

https://www.akronchildrens.org/inside/2023/06/25/3-ways-to-relieve-infant-constipation/ Ngày truy cập 01/12/2023

Gastrointestinal Problems

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=gastrointestinal-problems-90-P02216 Ngày truy cập 01/12/2023

Colic

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/colic#:~:text=points%20about%20colic-,Colic%20is%20when%20a%20healthy%20baby%20cries%20for%20a%20very,very%20difficult%20to%20calm%20down. Ngày truy cập 01/12/2023

Phiên bản hiện tại

12/08/2024

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Đồng

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Văn Đồng

Nhi khoa · Bệnh Viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 12/08/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo