backup og meta

“Bắt mạch” hệ tiêu hoá của bé qua tình trạng đi ngoài của trẻ: khi nào mẹ nên lo ngại?

“Bắt mạch” hệ tiêu hoá của bé qua tình trạng đi ngoài của trẻ: khi nào mẹ nên lo ngại?

Trên thực tế, phân trẻ sơ sinh sẽ có thể có một số tính chất và màu sắc khác lạ so với người trưởng thành, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Do đó, để xác định được đâu là trường hợp nghiêm trọng cần can thiệp sớm, mẹ đừng nên bỏ lỡ những thông tin liên quan đến tình trạng phân của trẻ trong bài viết dưới đây.   

Tình trạng đi ngoài nói lên điều gì về sức khỏe tiêu hóa của trẻ?

Đào thải phân hàng ngày là biểu hiện ban đầu để đánh giá một phần tình trạng sức khỏe hệ tiêu hoá của trẻ. Trong những tháng đầu tiên, tính chất và màu sắc phân của bé rất đa dạng. Ngay sau khi chào đời hoặc trong vòng 24 – 48 giờ, bé sẽ thải ra phân có tính chất kết dính, thường có màu hắc ín, hay còn gọi là phân su. Nếu bé chậm đi ngoài phân su sau 24 giờ hoặc thời gian đi ngoài phân su kéo dài trên 2 ngày kèm theo các biểu hiện bụng chướng, bú kém, nôn trớ đặc biệt chất nôn có màu vàng hoặc xanh như mật, kèm quấy khóc… cha mẹ cần cho trẻ đi khám hoặc báo lại ngay với nhân viên y tế nếu trẻ vẫn đang trong bệnh viện. Sau khi đã thải hết phân su, phân của bé sẽ chuyển màu vàng, hơi xanh nhạt và sệt như bột đặc và có thể có mùi chua. 

Với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ có thể đi ngoài 2-3 lần/ngày hoặc 5-6 lần/tuần. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, bé ngủ ngon và tăng cân bình thường nhưng 3-5 ngày trẻ mới đi ngoài một lần, bé rặn đỏ mặt mỗi lần đi đại tiện nhưng đại tiện ra phân mềm, số lượng nhiều và mùi chua thì gọi là chứng táo bón chức năng. Biểu hiện này thường không còn khi trẻ lớn hơn. 

Với các trẻ bú mẹ nhưng bà mẹ cho trẻ bú vặt thời gian mỗi bữa bú ngắn, chỉ bú sữa đầu trẻ có thể đi ngoài phân nhiều bọt, mùi chua và lẫn nước. Trường hợp này các bà mẹ chỉ cần điều chỉnh bữa bú, cho trẻ bú với tần suất đều đặn mỗi 2- 3 giờ/lần thì tình trạng đi ngoài phân bọt của trẻ sẽ cải thiện. Nếu đã điều chỉnh rồi mà tình trạng đi ngoài của trẻ không giảm, trẻ bú ít và chậm tăng cân, các bà mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ. 

Trẻ bú sữa công thức hoặc trẻ đã ăn thức ăn bổ sung thì phân của bé sẽ đặc hơn, có mùi thối, có thể có nhiều màu thay đổi từ màu vàng đến vàng nâu, xanh thẫm hoặc pha chút xanh lá. Ở một vài trường hợp, nếu sữa công thức bé dùng có bổ sung sắt ở một hàm lượng nhất định thì phân của bé có thể có màu xanh lá đậm [1], [2], [3], [15].

Nhìn chung, nếu phân của trẻ thay đổi qua lại giữa nâu, vàng, xanh lá thì mẹ không cần quá bận tâm trừ khi trẻ có các biểu hiện tiêu chảy, nôn trớ nhiều, chậm tăng cân, chướng bụng, quấy khóc… [3]. Tuy nhiên, nếu nhận thấy phân của bé có những biểu hiện bất thường sau thì mẹ sẽ cần chú ý theo dõi và đưa bé đi khám:

  • Phân su kéo dài nhiều ngày sau sinh: Đây là tình trạng thường gặp ở các trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh hoặc tắc nghẽn đường tiêu hoá (Tắc ruột bẩm sinh). Với trường hợp này, ba mẹ nên đưa bé đi khám.
  • Phân màu đen như bã cafe, mùi khó ngửi, nặng, gắt xuất hiện ngay sau sinh hoặc kéo dài nhiều ngày sau sinh: Đây có thể tình trạng chảy máu trong ở đường tiêu hóa trên (thường là dạ dày hoặc ruột non) làm máu chuyển sang màu đen trước khi theo phân đi ra ngoài [3], [4]. 
  • Phân có màu đỏ như máu hoặc có lẫn máu: Nếu trẻ không tiêu thụ những thực phẩm có màu đỏ thì đây có thể là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa gặp ở trẻ trẻ bị viêm ruột hoại tử, xuất huyết tiêu hóa do các vấn đề như dị dạng đường ruột, rối loạn đông máu hoặc tổn thương vùng hậu môn (nứt kẽ hậu môn). [3], [5].
  • Phân có màu trắng như sáp hoặc xám: Bố mẹ cần đưa bé đi khám vì đây là dấu hiệu của việc bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng về gan và túi mật nhất là ở các trẻ có tình trạng vàng da hoặc đi tiểu nước tiểu sẫm màu [3].  

Phân lỏng: Mặc dù phân trẻ sơ sinh không đặc như người lớn, nhưng nếu phân quá lỏng kèm theo tần suất đi ngoài trên 3 lần/ngày thì nên cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế với chuyên khoa phù hợp [3]. Thông thường, trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ ít gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy hơn trẻ không được bú mẹ đầy đủ bởi trong sữa mẹ có chứa những thành phần giúp hạn chế sự bám dính của mầm bệnh và thành phần đạm phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu sử dụng sữa công thức, mẹ nên lưu ý liệu những thành phần và hàm lượng các dưỡng chất trong sản phẩm có phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé không.

Hệ tiêu hóa của trẻ

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Giải pháp để trẻ lúc nào cũng đi phân tốt, ít gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa 

Để hệ tiêu hóa của bé hoạt động “trơn tru” trong những tháng đầu đời, một trong những điều quan trọng là nguồn dinh dưỡng bé nhận được mỗi ngày phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Đạm whey giàu alpha-Lactalbumin trong sữa mẹ với đặc tính dễ tiêu hóa – hấp thu sẽ giúp bé phát triển tốt. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp axit amin thiết yếu cho bé [6].

Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé cũng cần được bổ sung các thành phần giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, đặc biệt lợi khuẩn (probiotics) và chất xơ (prebiotics). 

Lợi khuẩn là những chủng vi khuẩn “thân thiện” với đường ruột của bé, chẳng hạn như Lactobacillus, Bifidobacterium… có khả năng lên men lactose và các loại đường đơn khác thành axit lactic để giúp trẻ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa [7]. Còn chất xơ là “thức ăn khoái khẩu” của lợi khuẩn, giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của các chủng lợi khuẩn này. 

Với trẻ nhỏ, human milk oligosaccharides (HMO) chất xơ quý (prebiotics) quan trọng mà trẻ cần được bổ sung. Đây là các hoạt chất mà cơ thể không thể hấp thu được nhưng nguồn “thức ăn” của lợi khuẩn khi đi vào hệ tiêu hóa. Có hơn 200 loại HMO khác nhau, nhưng phổ biến nhất đó là 6 loại HMO như DFL, 2’-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL có vai trò ngăn chặn sự bám dính của các tác nhân gây bệnh, đồng thời có khả năng giúp tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột trẻ [8], [9].

Với trẻ nhỏ, bé sẽ nhận được cả 3 thành phần này thông qua sữa, đặc biệt là sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng quan trọng của bé trong năm tháng đầu đời. Với những bé không được bú mẹ do mẹ không đủ điều kiện cho bé bú hoặc sữa mẹ không đủ thì mẹ cần chọn cho bé công thức sữa có thành phần được nghiên cứu dựa trên nền tảng sữa mẹ. 

Công thức cải tiến với 6 HMOs đột phá, được lấy cảm hứng từ sữa mẹ, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam chính là lựa chọn tối ưu mà mẹ có thể cân nhắc. Công thức sữa này không chỉ có hàm lượng đạm whey giàu alpha-Lactalbumin gần với “chuẩn vàng sữa mẹ” (khoảng 2,2g/L còn sữa mẹ là 2 – 3g/L) mà còn có đến 6 HMOs, 6 HMOs này đạt khoảng 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ. Cả 6 HMOs này đều là những HMO quan trọng đối với sức khỏe của bé, gồm 2′-FL, 3′-FL, DFL, LNT, 3′-SL, 6′-SL. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đủ cả 6 HMOs này sẽ mang đến cho bé các lợi ích như: [10]

  • Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
  • Có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ.

Đặc biệt, công thức sữa với 6 HMOs còn giúp bé nhận được đồng thời cả 2 HMOs quan trọng là DFL và 3-FL. 3-FL là một trong những HMO có thể được hấp thu vào hệ tuần hoàn với hàm lượng khoảng 1-5% tổng lượng dung nạp qua đường tiêu hóa thực hiện các chức năng miễn dịch, chống lại các bệnh về rối loạn tiêu hóa [11], [12]. Trong khi đó DFL là HMO giúp hỗ trợ phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ [13]. Ngoài ra, 3-FL và DFL còn được chứng minh giúp tăng cường sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacterium spp [14.] Không những vậy, công thức sữa 6 HMOs cải tiến còn chứa đến 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM và LGGTM trên 100g bột, giúp trẻ hạn chế một số bệnh, đặc biệt là các rối loạn về đường tiêu hóa, nhiễm trùng….

Nhìn chung, tình trạng đi ngoài của trẻ trong những tháng đầu sau sinh có phần đa dạng hơn do đường ruột của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Điều này có thể khiến những mẹ lần đầu có con không khỏi cảm thấy hoang mang, vậy nên đừng ngại tìm đến chuyên gia để biết được thông tin chính xác và cách chăm sóc con phù hợp nhất mẹ nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Meconium https://my.clevelandclinic.org/health/body/24102-meconium Ngày truy cập: 02/01/2025

2. I’m breastfeeding my newborn and my baby’s stool is yellow and mushy. Is this what I should expect? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/baby-poop/faq-20057971 Ngày truy cập: 02/01/2025

3. Baby Poop Colors: What Do They Mean? https://health.clevelandclinic.org/the-color-of-baby-poop-and-what-it-means-infographic Ngày truy cập: 02/01/2025

4. Melena (Black Stool) https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/25058-melena Ngày truy cập: 02/01/2025

5. Red Stools in Children: Common Causes https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/red-stools-in-children-common-causes.aspx Ngày truy cập: 02/01/2025

6. Alpha Lactalbumin https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/alpha-lactalbumin Ngày truy cập: 02/01/2025

7. Lactobacillus Bacteria in Breast Milk https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7764098/ Ngày truy cập: 02/01/2025

8. Infant Formula Supplemented with Five Human Milk Oligosaccharides Shifts the Fecal Microbiome of Formula-Fed Infants Closer to That of Breastfed Infants https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10383262/ Ngày truy cập: 02/01/2025

9. Human Milk Oligosaccharides (HMOs): structure, function, and enzyme-catalyzed synthesis https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9235823/ Ngày truy cập: 02/01/2025

10. De Bruyn F, James K, Cottenet G, Dominick M, Katja J. Combining Bifidobacterium longum subsp. infantis and human milk oligosaccharides synergistically increase short chain fatty acid production ex vivo. Commun Biol. 2024;7(1):943. Published 2024 Aug 4. doi:10.1038/s42003-024-06628-1 [ Link ].

11. Rousseaux A, Brosseau C, Le Gall S, Piloquet H, Barbarot S, Bodinier M. Human Milk Oligosaccharides: Their Effects on the Host and Their Potential as Therapeutic Agents. Front Immunol. 2021;12:680911. Published 2021 May 24. doi:10.3389/fimmu.2021.680911 [ Link ].

12. Goehring KC, Kennedy AD, Prieto PA, Buck RH. Direct evidence for the presence of human milk oligosaccharides in the circulation of breastfed infants. PLoS One. 2014;9(7):e101692. Published 2014 Jul 7. doi:10.1371/journal.pone.0101692 [ Link ].

13. Craft KM, Townsend SD. Mother Knows Best: Deciphering the Antibacterial Properties of Human Milk Oligosaccharides. Acc Chem Res. 2019;52(3):760-768. doi:10.1021/acs.accounts.8b00630 [Link].

14. Zabel BE, Gerdes S, Evans KC, et al. Strain-specific strategies of 2′-fucosyllactose, 3-fucosyllactose, and difucosyllactose assimilation by Bifidobacterium longum subsp. infantis Bi-26 and ATCC 15697. Sci Rep. 2020;10(1):15919. Published 2020 Sep 28. doi:10.1038/s41598-020-72792-z [Link].

15. Effect of protein source and iron content of infant formula on stool characteristics https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3876420/

Phiên bản hiện tại

11/02/2025

Tác giả: Giang Tran

Tham vấn y khoa: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà

Cập nhật bởi: Giang Tran


Bài viết liên quan

Giải mã "bí ẩn" sữa mẹ: Hiệu ứng synbiotics giữa HMO và HMP là chìa khóa để đề kháng con vững vàng

Trẻ hay khóc đêm và ngủ không ngon: Đâu là nguyên nhân và giải pháp giúp bé ngủ và mẹ giảm căng thẳng?


Tham vấn y khoa:

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội


Tác giả: Giang Tran · Ngày cập nhật: Vừa xong

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo