backup og meta

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng: 4 nguyên nhân hàng đầu

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng: 4 nguyên nhân hàng đầu

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng tiêu hóa phổ biến thường gặp. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống nhưng lại khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng do không biết trẻ bị sôi bụng, chướng bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé hay không. 

Dù là một tình trạng rất thường gặp nhưng việc trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy, bố mẹ cần có cái nhìn cụ thể hơn về nguyên nhân sôi bụng, chướng bụng ở trẻ sơ sinh để có các biện pháp chữa trị hiệu quả cũng như phòng tránh kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng thường có biểu hiện như thế nào?

Sôi bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện ở trẻ trong 4 tháng đầu sau sinh. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình bố mẹ cần chú ý để kịp thời phát hiện tình trạng sôi bụng ở trẻ:

  • Bụng trẻ phát ra âm thanh ọc ạch
  • Trẻ quấy khóc nhiều, đặc biệt là khi khóc mặt bé đỏ bừng hoặc biểu hiện đau đớn
  • Trẻ bỏ bú, ban đêm ngủ không ngon giấc
  • Trẻ hay bị nôn trớ, ọc sữa
  • Trẻ không thoải mái, hay kéo chân lên bụng để tự làm mình ợ hơi.

4 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng

Theo các chuyên gia, tình trạng bé bị sôi bụng, chướng bụng có thể xuất phát từ 4 nguyên nhân sau:

1. Trẻ sơ sinh nuốt nhiều không khí khi bú

Nếu bé không được cho bú đúng tư thế, bé bú sai khớp ngậm (chỉ ngậm núm vú mà không ngậm hết quầng nâu quanh vú) hoặc sữa mẹ về chậm thì trong quá trình bú, bé có thể nuốt nhiều không khí. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị đầy hơi, gây sôi bụng, chướng bụng. 

Trường hợp mẹ không thể cho bé bú và dùng sữa ngoài thì nguyên nhân có thể đến từ bọt khí tạo ra trong quá trình pha sữa. Ngoài ra, nếu núm vú không vừa miệng bé, mẹ cho bé bú không đúng, khiến sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm thì cũng có thể khiến bé nuốt nhiều không khí khi bú, gây đầy hơi và dẫn đến tình trạng bé sôi bụng, chướng bụng.

2. Chế độ ăn của mẹ

Đối với các mẹ đang cho con bú, chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Nếu mẹ ăn thực phẩm chứa quá nhiều gia vị hành tỏi, trứng, sữa cũng có thể khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị sôi bụng. Ngoài ra, nếu mẹ ăn một số thực phẩm dễ sinh đầy hơi trong giai đoạn cho con bú như rau cải và đậu, các chất gây đầy hơi có thể đi qua sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến bé. 

3. Do công thức sữa mà bé dùng có chứa đạm biến tính

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng cũng có thể đến từ công thức sữa mà bé đang dùng. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và dễ bị biến đổi cấu trúc. Nếu trong quá trình sản xuất, sữa trải qua nhiều lần xử lý nhiệt thì có thể khiến đạm tự nhiên trong sữa bị biến tính, từ đó, gây khó tiêu và có thể khiến bé sôi bụng, chướng bụng.   

4. Do bệnh lý về đường ruột

Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về đường ruột như:

  • Táo bón
  • Viêm ruột thừa
  • Bệnh Celiac

Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng đi cùng với các biểu hiện bất thường như sốt, nôn ói, bỏ bú… tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám.

[embed-health-tool-baby-poop-tool]

Trẻ bị sôi bụng, chướng bụng – Mẹ cần làm gì?

Khi thấy con hay bị sôi bụng, chướng bụng, mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau để giúp bé tránh gặp phải tình trạng này: 

  • Đổi tư thế cho bé bú: Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sôi bụng là do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Do đó, mẹ hãy thay đổi tư thế cho con bú nếu bé quấy khóc khi đang bú. Nếu tập cho bé bú bình, mẹ cần cẩn thận cho bé ngậm vừa núm vú để giúp bé không bị nuốt không khí vào trong gây tình trạng sôi bụng.
  • Vỗ ợ hơi cho bé vào cuối cữ bú hoặc dừng lại cho bé ợ hơi giữa cữ đối với bé hay dễ gặp phải tình trạng đầy hơi, sôi bụng. Để vỗ ợ hơi cho bé, mẹ có thể ẵm bé thẳng người với tư thế đầu kề lên vai mình, đảm bảo đỡ đầu bé bằng vai hoặc tay rồi nhẹ nhàng vỗ hoặc xoa lưng cho bé. Hoặc mẹ có thể để bé ngồi trực tiếp lên đùi, quay mặt sang 1 bên, hơi nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng đỡ cằm hoặc ngực bé rồi vỗ nhẹ vào lưng để giúp hơi trong bụng bé thoát ra ngoài.
  • Lưu ý đến chế độ ăn của bản thân: Nếu mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thì cần chú ý rằng một số thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Chẳng hạn, nếu mẹ ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, ăn cay, ăn nóng, hoặc ăn các món như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành sẽ dễ làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Do đó, nếu trong chế độ ăn của mẹ hay có những thực phẩm này thì mẹ nên điều chỉnh lại.
  • Đưa bé đi khám kịp thời nếu có biểu hiện bất thường: Bố mẹ cần chú ý xem bé có bị sốt, đau bụng hoặc phát ban kèm theo chướng bụng hay không. Trong những trường hợp tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, ảnh hưởng đến khả năng đi tiêu, làm gián đoạn việc ăn uống và nghỉ ngơi của trẻ, bạn nên tham vấn bác sĩ nhi khoa ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhìn chung, tình trạng sôi bụng, chướng bụng ở trẻ sơ sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần phải chú ý quan sát các triệu chứng nhỏ nhất ở con để có thể nhanh chóng phát hiện những nguy cơ về bệnh lý ở trẻ nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gassy Baby? Here’s What You Can Do https://health.clevelandclinic.org/how-to-relieve-baby-gas/ Ngày truy cập: 28/08/2023

Bloating https://www.nhs.uk/conditions/bloating/ Ngày truy cập: 28/08/2023

11 Common Conditions in Newborns https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Common-Conditions-in-Newborns.aspx Ngày truy cập: 28/08/2023

Formula Feeding FAQs: Some Common Concerns https://kidshealth.org/en/parents/formulafeed-concerns.html Ngày truy cập: 28/08/2023

What’s causing gas in my breastfed baby? https://women.texaschildrens.org/blog/whats-causing-gas-my-breastfed-baby Ngày truy cập: 28/08/2023

Why Is My Baby So Gassy? https://rmccares.org/2020/09/08/why-is-my-baby-so-gassy/ Ngày truy cập 28/08/2023

Appendicitis https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8095-appendicitis Ngày truy cập: 28/08/2023

Coeliac disease https://www.nhs.uk/conditions/coeliac-disease/ Ngày truy cập: 28/08/2023

Gassy Baby? Try This… https://bestcare.org/news/gassy-baby-try Ngày truy cập 15/02/2022

What Are Your Formula Options for a Gassy Baby?

https://health.clevelandclinic.org/what-are-your-formula-options-for-a-gassy-baby/ Ngày truy cập 15/02/2022

How Long Can A Baby Go Without Pooping?

https://childrensmd.org/browse-by-age-group/newborn-infants/long-can-baby-go-without-pooping/  Ngày truy cập 15/02/2022

Breastfed and Formula-Fed Infants: Need of a Different Complementary Feeding Model? https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8624840/ Ngày truy cập: 28/08/2023

Breastfeeding nutrition: Tips for moms https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-nutrition/art-20046912 Ngày truy cập: 28/08/2023

Breastfeeding FAQs: Your Eating and Drinking Habits https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-eating.html Ngày truy cập: 28/08/2023

Gassy baby? Here’s how to help your little one https://www.babycenter.com/health/conditions/gassy-tummy_10393850 Ngày truy cập: 28/08/2023

16. Signs and Solutions For Gassy Breastfed Babies https://www.medela.us/breastfeeding/articles/signs-and-solutions-for-gassy-breastfed-babies  Ngày truy cập: 28/08/2023

Phiên bản hiện tại

12/08/2024

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 12/08/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo