Đột quỵ trước sinh (hay còn gọi là đột quỵ chu sinh) là một cơn đột quỵ xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến 28 ngày đầu sau khi trẻ chào đời. Trong một số trường hợp, đột quỵ chu sinh có thể dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.
Bạn đã biết bệnh động kinh là gì?
Theo định nghĩa động kinh là một bệnh lý ở não. Hầu hết những người chưa có nhiều kiến thức và ít quan tâm về bệnh động kinh chỉ nghĩ về bệnh lý này liên quan đến các cơ co giật khi bị bệnh. Mặc dù người bị động kinh thường bị co giật, cơn động kinh có thể thay đổi từ việc người bệnh chỉ nhìn chằm chằm vào không gian mà không bị co giật, đến việc chỉ thoáng run rẩy một phần cơ thể đơn lẻ của người bệnh mà bệnh nhân vẫn chưa bị mất ý thức.
Bệnh động kinh có thể được gọi là “chứng bệnh không biết nguồn gốc’ (tức là bệnh không rõ nguyên nhân gây bệnh), nhưng thông thường nguyên nhân gây động kinh là do xuất hiện những bất thường trong cấu trúc của não bộ (ví dụ như động tĩnh mạch bị dị dạng).
Mối liên hệ giữa đột quỵ trước sinh và động kinh ở trẻ em
Một tổn thương thường xuyên cho não bộ do một cơn đột quỵ có thể trở thành nguyên nhân gây ra các cơn co giật (tức là động kinh). Trong thực tế, đột quỵ trước sinh được cho là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra động kinh ở trẻ sơ sinh. Đột quỵ trước sinh xảy ra với tỷ lệ 1 trong 4.000 trường hợp. Khoảng 17% trẻ sơ sinh đủ tháng bị động kinh đã bị đột quỵ trước sinh.
Nguyên nhân nào gây đột quỵ trước sinh?
Nguyên nhân gây đột quỵ trước khi sinh bao gồm:
- Nang não: Nang làm giảm lưu lượng máu ở tới nuôi một phần nào đó của não, gây đột quỵ.
- Cục máu đông: Khi bạn sinh đôi trở lên, và một trong số các em bé trong bụng bị chết trước khi sinh, sẽ xuất hiện máu đông trong dạ con. Cục máu đông trở thành mô chết, có thể được hấp thụ lại và di chuyển bên trong nhau thai, dẫn đến đột quỵ ở thai nhi vẫn còn sống khác.
- Co thắt mạch máu làm cản trở quá trình đưa máu lên não bé: tình trạng này xảy ra khi người mẹ trong khi mang thai dùng cocaine hoặc các loại chất kích thích khác.
- Băng huyết: Khi một lượng lớn máu bị mất trong quá trình chuyển dạ, huyết áp của người mẹ lúc này có thể xuống rất thấp dẫn đến việc không đủ máu bơm lên não thai nhi, gây ra một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ.
Nguyên nhân gây đột quỵ sau khi sinh là gì?
Nguyên nhân thường gặp gây ra đột quỵ sau khi sinh bao gồm:
- Bất thường trong cấu trúc giải phẫu của tim: Sự bất thường trong giải phẫu và chức năng tim có thể dẫn đến sự hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông này có thể dịch chuyển đến não bộ và gây ra đột quỵ.
- Nhiễm trùng van tim (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn): Khi van tim bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi khuẩn có thể di chuyển lên não và gây ra đột quỵ. Nhiễm trùng tim cũng có thể gây loạn nhịp tim dẫn đến đột quỵ bằng cách tăng khả năng hình thành các cục máu đông.
- Kháng thể antiphospholipid và các kháng thể bất thường khác có thể làm hình thành các cục máu đông.
- Thai phụ mắc bệnh tiểu đường.
- Chấn thương trong khi sinh.
- Phẫu thuật để chữa dị tật bẩm sinh ở tim của bé.
Bệnh động kinh ở trẻ do đột quỵ phổ biến như thế nào?
Khoảng 70% trẻ sơ sinh bị đột quỵ chu sinh bị bệnh động kinh. Tuy nhiên, bằng các cách điều trị và theo dõi thích hợp với các bác sĩ thần kinh nhi khoa, hơn 60% trẻ mắc bệnh không còn bị hành hạ bởi các cơn động kinh trong những năm qua.
[embed-health-tool-vaccination-tool]