backup og meta

Trẻ bị sâu răng phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Trẻ bị sâu răng phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc trẻ bị sâu răng phải làm sao sẽ giúp bố mẹ có biện pháp chữa trị và kịp thời bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé. 

Sâu răng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ bị sâu răng phải làm sao? Cùng khám phá câu trả lời qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau nhé!

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ

Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến không chỉ với thanh thiếu niên, người lớn, mà còn xuất hiện ở cả trẻ nhỏ. Hiểu một cách đơn giản, bé bị sâu răng là do vi khuẩn trong khoang miệng lên men và tạo ra axit. Các axit này sẽ tấn công, ăn mòn và phá hủy men răng, từ đó hình thành những lỗ sâu. 

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề “Trẻ bị sâu răng phải làm sao?”, bố mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân gây sâu răng ở từng giai đoạn phát triển của con nhé! 

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ dưới 36 tháng  

  • Tiếp xúc với vi khuẩn: Vi khuẩn gây sâu răng có thể được truyền từ bố mẹ qua bé bằng đường nước bọt. Việc bố mẹ hôn môi, dùng chung dụng cụ ăn uống (như thìa, cốc…) với trẻ sẽ làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn, khiến bé bị sâu răng.  
  • Tiếp xúc với đường: Các bậc cha mẹ không nên để con có thói quen chìm vào giấc ngủ cùng bình sữa, nước trái cây, nước ngọt… Bởi, đường và phẩm màu có trong các loại thức uống này khiến men răng của con dễ bị tổn thương hơn. 
  • Vệ sinh răng miệng chưa đủ và đúng cách: Tuy răng của con chưa mọc đủ, bố mẹ vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé. Để vệ sinh răng miệng cho bé, bố mẹ có thể dùng khăn sạch vệ sinh phần nướu, những răng có trên miệng và khoang miệng của con sau mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc đánh răng cho bé bằng bằng chải và kem đặc biệt dành cho trẻ nhỏ (thường từ trên 2 tuổi).    

Giai đoạn trên 36 tháng tuổi 

  • Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột: Các loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột như bánh, kẹo, khoai tây chiên,… sẽ làm hỏng men răng. Việc bé thường xuyên ăn vặt cũng vì thế mà khiến răng con bị tổn thương nhiều hơn.
  • Thiếu lượng khoáng men răng cần thiết (Fluoride): Fluoride là khoáng chất có công dụng ngăn ngừa sự phá hoại của axit, vi khuẩn và củng cố men răng. Những trẻ không sử dụng nước máy hoặc kem đánh răng chứa fluoride thường dễ bị sâu răng hơn các bé khác.
  • Vệ sinh răng miệng chưa đủ và đúng cách: Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), bé nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Để ngừa sâu răng hiệu quả, bé nên vệ sinh kỹ từng kẽ răng và đánh răng ít nhất 2 phút/lần. 
  • Cấu trúc men răng nhạy cảm, dễ bị tổn thương: Có một số trường hợp tuy bé vệ sinh răng miệng tốt nhưng vẫn bị sâu răng. Các chuyên gia cho rằng, các trường hợp này có thể là do yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu men răng của bố mẹ không tốt thì men răng của bé thường cũng sẽ mỏng và yếu hơn bình thường. 

Trẻ bị sâu răng phải làm sao? Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng là gì? 

trẻ bị sâu răng phải làm sao

Thông thường, bố mẹ rất khó phát hiện trẻ bị sâu răng vì không phải lúc nào các triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi các lỗ sâu răng dần hình thành lớn hơn, bạn sẽ bắt gặp 1 số dấu hiệu thường thấy ở trẻ như sau:  

  • Đau nhức răng khi ăn hoặc thậm chí không ăn gì đặc biệt vào buổi tối
  • Đốm trắng trên răng
  • Đốm đen trên răng
  • Hơi thở có mùi hôi hơn thông thường
  • Nhạy cảm với các món ăn quá lạnh hoặc quá nóng (ê buốt)
  • Biếng ăn
  • Quấy khóc
  • Hay thậm chí nghiêm trọng hơn là rơi vào trạng thái uể oải, ngủ lịm đi. 

Những tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài và không được điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Cụ thể, bé có thể bị mất răng, từ đó tác động đến cấu trúc hàm và mặt. Trong trường hợp khác, bệnh sâu răng khiến bé lười ăn và không nạp đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. 

Ngoài ra, răng cũng là một phần quan trọng trong việc học phát âm và giao tiếp. Nếu bệnh sâu răng kéo dài quá lâu, khả năng nói và học hỏi ngôn ngữ sau này của bé cũng theo đó bị ảnh hưởng (chứng nói ngọng, nói đớt,…)

Vậy trẻ bị sâu răng phải làm sao? Điều trị như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Phần nội dung tiếp theo sẽ giúp ích cho bố mẹ đấy. 

Trẻ bị sâu răng phải làm sao?

trẻ bị sâu răng phải làm sao

Trẻ bị sâu răng phải làm sao? Khi bố mẹ phát hiện bé có các dấu hiệu bị sâu răng kể trên, việc cho bé được thăm khám và chữa trị kịp thời là rất cần thiết. Bởi các phương pháp chữa trị sâu răng hiện nay sẽ giúp hạn chế sự phát triển, lây lan của vi khuẩn, tránh men răng bị phá hủy thêm. Có 5 phương pháp chữa trị sâu răng phổ biến, bao gồm:

1. Bôi khoáng men răng Fluoride

Đây là phương pháp chữa trị thích hợp khi răng bé mới chỉ chớm bị sâu. Fluoride được sử dụng trong phương pháp này thường ở dạng chất lỏng, bọt, gel hoặc vecni. Nha sĩ sẽ tiến hành bôi fluoride vào các lỗ sâu răng mới hình thành để hạn chế lỗ sâu lan rộng ra và giúp phục hồi men răng.

2. Trám răng

Khi lỗ sâu răng của bé đã bắt đầu phát triển lớn hơn thì phương pháp phù hợp lúc này chính là trám răng. Các nha sĩ sẽ sử dụng máy khoan chuyên dụng trong nha khoa để làm sạch lỗ sâu, sau đó hàn kín lỗ sâu răng lại bằng vật liệu tổng hợp hoặc nhựa composite. Từ đó, các lỗ sâu răng của bé sẽ được khắc phục một cách an toàn và hiệu quả nhất.

3. Bọc răng sứ

Trẻ bị sâu răng phải làm sao nếu tình trạng sâu răng đã nghiêm trọng? Câu trả lời là ở trường hợp này răng của trẻ đã sâu nghiêm trọng hơn, sâu răng rộng hoặc răng yếu, phần răng bị sâu sẽ được loại bỏ đi và thay thế bằng một lớp phủ răng sứ vừa vặn bên trên. Các vật liệu thường được sử dụng để làm răng sứ như: sứ cường độ cao, nhựa composite, sứ nung chảy với kim loại hoặc thậm chí là vàng.

4. Lấy tủy răng

Với những chiếc răng bị sâu, hư hỏng nặng, phần tủy răng có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng. Khi đó, phương pháp lấy tủy răng sẽ được áp dụng. Phần tủy răng sẽ được lấy ra ngoài để có thể làm sạch ống tủy, khử trùng và loại bỏ vi khuẩn triệt để. Sau đó, răng sẽ được lấp đầy và được phủ một lớp trám hoặc mão răng ở bên ngoài nhằm tránh các tổn thương khác có thể xảy ra.

5. Trẻ bị sâu răng phải làm sao? Bé sẽ cần nhổ răng

Trẻ bị sâu răng phải làm sao nếu tình trạng sâu răng khiến răng con bị nhiễm trùng nặng? Theo các chuyên gia nha khoa, nếu răng bé bị sâu lỗ quá lớn hoặc bị nhiễm trùng nặng, nha sĩ có thể sẽ đề nghị nhổ để loại bỏ chiếc răng sâu đó. Răng sau khi nhổ sẽ để lại một khoảng trống. Các răng khác sẽ có xu hướng bị xô lệch hoặc dịch chuyển vào khoảng trống này. Do đó, trong một số trường hợp việc sử dụng biện pháp cấy ghép implant hoặc cầu răng là điều cần thiết sau khi nhổ răng.

Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ là vấn đề phổ biến mà hầu như bé nào cũng gặp phải. Vậy cha mẹ có thể ngừa sâu răng cho trẻ được không, bằng cách nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây! Theo các chuyên gia nha khoa, các bố mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa sâu răng cho bé từ sớm bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể những cách đó như sau:

Thay đổi những thói quen hằng ngày

  • Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, bố mẹ nên bắt đầu tập chải răng một cách nhẹ nhàng cho bé bằng bàn chải đánh răng và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em.
  • Chải răng 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần cho những bé ở độ tuổi chập chững biết đi và những bé lớn hơn.
  • Theo khuyến cáo của các nha sĩ, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng các loại kem đánh răng và nước máy có khoáng chất fluoride
  • Sau khi cho bé ăn, bố mẹ hãy lau sạch nướu gặm của bé bằng khăn ẩm đã được giặt sạch. 

Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ

Bên cạnh việc duy trì những thói quen vệ sinh răng miệng và dụng cụ ăn uống hằng ngày cho con yêu, bố mẹ cũng nên lưu ý một số điểm trong thực đơn ăn uống của bé để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Chi tiết như sau:

  • Giảm lượng đồ ngọt và các món ăn vặt
  • Khi đến giờ ngủ của bé, bố mẹ không nên cho bé ngậm đồ ăn hoặc bú bình sữa, nước trái cây hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác ngoài nước lọc
  • Bố mẹ nên tập cho bé tự uống nước bằng ly thông thường để tránh các chất lỏng tích tụ quanh răng lâu như khi ngậm bình

Đi khám nha khoa thường xuyên

Nên duy trì cho bé đi khám nha khoa theo định kỳ, khoảng 6 tháng 1 lần. Việc làm này giúp phát hiện tình trạng răng bị sâu ngay từ sớm và có những giải pháp điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp. 

Bên cạnh đó, hãy cho con trám răng càng sớm càng tốt để bảo vệ răng bé khỏi những mảng bám đồ ăn tích tụ – một trong những yếu tố gây ra sâu răng. 

Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã giải đáp được thắc mắc “Trẻ bị sâu răng phải làm sao?”, từ đó có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé đúng cách để nụ cười con yêu luôn rạng rỡ trên môi nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tooth Decay (Caries or Cavities) in Children

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/tooth-decay-caries-or-cavities-in-children Ngày truy cập: 04/12/2022

Take Care of Your Child’s Teeth https://health.gov/myhealthfinder/doctor-visits/regular-checkups/take-care-your-childs-teeth Ngày truy cập: 04/12/2022

Keeping Your Child’s Teeth Healthy https://kidshealth.org/en/parents/healthy.html Ngày truy cập: 04/12/2022

Helpful Strategies to Protect Tiny Teeth https://www.cdc.gov/chronicdisease/resources/infographic/oral-health-kids.htm Ngày truy cập: 04/12/2022

How To Keep Your Child’s Teeth Healthy https://www.pearliewhite.com/blogs/oral-care-tips/7-ways-to-keep-your-childs-teeth-healthy Ngày truy cập: 04/12/2022

What to Do When Your Child Has a Cavity

https://www.verywellhealth.com/cavities-in-kids-5210469  Ngày truy cập: 04/12/2022

Phiên bản hiện tại

27/12/2022

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 27/12/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo