backup og meta

Cho con đi bơi coi chừng ngộ độc clo

Cho con đi bơi coi chừng ngộ độc clo

Khi trẻ nuốt hoặc hít phải clo thì ngộ độc sẽ xảy ra. Bố mẹ nên xử lý như thế nào?

Bạn phải làm gì khi con bị ngộ độc chất clo? Các triệu chứng bị ngộ độc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời để hiểu rõ hơn đấy!

Clo là gì?

Clo là một hóa chất có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong nước. Nó được sử dụng để khử trùng nước thải và chất thải công nghiệp. Đây cũng là một thành phần chứa trong một số sản phẩm làm sạch.

Nguy cơ ngộ độc clo

Ngộ độc clo có thể xảy ra khi bạn nuốt hay hít clo. Clo phản ứng với nước – bao gồm cả nước trong đường tiêu hóa – để tạo ra axit hydrochloric và axit hydrochlorous. Cả hai chất này cực kỳ độc hại đối với con người.

Bạn có thể quen thuộc nhất với clo được sử dụng trong hồ bơi. Tuy nhiên, hầu hết các sự cố về ngộ độc là do nuốt phải clo trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng chứ không phải nước hồ bơi. Một vài sản phẩm gia dụng thông thường và các chất có chứa clo bao gồm:

  • Viên clo được sử dụng trong hồ bơi;
  • Nước bể bơi;
  • Chất tẩy rửa gia dụng nhẹ;
  • Thuốc tẩy.

Các triệu chứng ngộ độc clo

Ngộ độc clo có thể gây ra các triệu chứng trên khắp cơ thể. Các triệu chứng hô hấp bao gồm khó thở và có dịch trong phổi. Các triệu chứng tiêu hóa bao gồm:

  • Nóng rát trong miệng;
  • Sưng cổ họng;
  • Đau họng;
  • Đau bụng;
  • Nôn mửa;
  • Máu trong phân.

Việc tiếp xúc với clo có thể làm hủy hoại hệ thống tuần hoàn. Các triệu chứng của vấn đề này bao gồm:

  • Những thay đổi trong sự cân bằng độ pH của máu;
  • Huyết áp thấp;
  • Chấn thương nghiêm trọng ở mắt bao gồm cả cảm giác nóng rát. Trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến mất thị lực tạm thời;
  • Tổn thương da, có khả năng dẫn đến tổn thương mô, bỏng và rát.

Điều trị ngộ độc clo như thế nào?

Hãy tìm đến các trạm y tế ngay lập tức nếu bạn hoặc con bạn tiếp xúc với clo. Đừng cố nôn ra trừ khi có chỉ dẫn của chuyên gia y tế bạn nhé. Nếu để hoá chất chứa clo dính vào da hoặc mắt, bạn hãy rửa vùng bị tiếp xúc bằng nước trong ít nhất 15 phút.

Nếu trẻ vô tình nuốt phải clo thì nên uống sữa hoặc nước ngay lập tức để tránh tình trạng ói mửa hoặc co giật. Nếu hít phải clo, trẻ hãy đến nơi không khí trong lành hoặc một chỗ ở tầng cao vì clo nặng hơn không khí.

Bạn cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin sau đây để điều trị ngộ độc clo hiệu quả hơn:

  • Tuổi tác;
  • Cân nặng;
  • Tình trạng lâm sàng;
  • Sản phẩm tiếp xúc;
  • Số lượng tiêu thụ;
  • Thời gian tiếp xúc.

Một khi đã vào phòng cấp cứu, các bác sĩ sẽ đo và theo dõi các dấu hiệu quan trọng của con bạn bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Các bác sĩ cũng có thể giúp các triệu chứng giảm nhẹ và đưa clo ra khỏi cơ thể bằng một trong số các biện pháp sau:

  • Than hoạt tính;
  • Thuốc;
  • Dịch truyền tĩnh mạch;
  • Oxy.

Bạn nên thực hiện các phương pháp thích hợp để ngăn ngừa ngộ độc clo như cất trữ sản phẩm có chứa clo trong tủ có khóa hoặc tủ kín và đặt chúng tránh xa tầm tay của trẻ em nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chlorine Poisoning http://www.healthline.com/health/chlorine-poisoning#Prevention6 Ngày truy cập 20/2/2017

Chlorine Toxicity Treatment & Management http://emedicine.medscape.com/article/832336-treatment  Ngày truy cập 20/2/2017

Chlorine Toxicity http://emedicine.medscape.com/article/832336-overview Ngày truy cập 20/2/2017

Phiên bản hiện tại

10/12/2019

Tác giả: Bích Hà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Thu Trang


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 10/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo