backup og meta

Trị sẹo ở trẻ em, tưởng khó hóa ra lại dễ

Trị sẹo ở trẻ em, tưởng khó hóa ra lại dễ

Trẻ em thường rất hiếu động nên việc chạy nhảy, té ngã và để lại sẹo là điều thường thấy. Vậy bạn đã biết cách giúp làm mờ các vết sẹo ở trẻ em? 

Khi trẻ di chuyển, vui chơi hay chạy nhảy, tổn thương ngoài da là điều rất bình thường. Các tổn thương này có thể để lại những vết sẹo đeo bám dai dẳng, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin của trẻ khi lớn lên. Vì thế, việc giúp con yêu làm mờ sẹo sớm là điều rất quan trọng.

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn vết sẹo, nhưng bạn có thể cải thiện kích thước và làm mờ sẹo đáng kể cho bé. Điều trị sẹo sớm khi sẹo đang hình thành là cách tốt nhất để đạt được kết quả hoàn toàn. Dưới đây là những gợi ý giúp giảm thiểu sẹo hiệu quả cho trẻ.

1. Chăm sóc vết thương đúng cách giúp ngăn ngừa sẹo ở trẻ em

Bạn nên thực hiện các bước sau để chăm sóc vết thương cho trẻ đúng cách, hạn chế nguy cơ để lại sẹo:

  • Rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước sạch và mát. Bạn lưu ý không sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, i-ốt, hydrogen peroxide và rượu để làm sạch vết thương, vì chúng có thể làm chậm tiến trình hồi phục vết thương.
  • Bôi mỡ kháng sinh và che vết thương bằng băng gạc trong trường hợp vết thương lớn.

2. Không bóc mài vết thương đang lành

Vết thương bắt đầu lành sẽ xuất hiện lớp mài bảo vệ và cảm giác ngứa ngáy là điều không thể tránh khỏi. Trẻ thường thích bóc đi lớp mài này, do đó làm cản trở tiến trình chữa lành vết thương, làm vết sẹo mở rộng và dày hơn. Vì vậy, bố mẹ nên căn dặn con không được bóc mài vết thương đang lành.

3. Bảo vệ vết thương tránh ánh nắng mặt trời

Bạn nên che chắn vết thương hoặc sử dụng kem chống nắng để thoa lên vết sẹo ở trẻ em. Việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm cho vết sẹo sẫm màu và dễ nhận thấy hơn.

4. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa và trị sẹo cho trẻ em. Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C và D sẽ khiến tình trạng sẹo trở nên tệ hơn. Vì vậy, bạn nên cung cấp đủ cho con lượng vitamin cần thiết này. Bạn cũng cần bổ sung thêm protein vào chế độ ăn uống của bé để giúp cơ thể tạo ra các tế bào da mới nhằm chữa lành vết thương.

5. Dùng gel chăm sóc sẹo ở trẻ em khi vết thương vừa khép miệng liền da

Sử dụng gel chăm sóc sẹo khi vết thương vừa khép miệng liền da là điều rất quan trọng. Ngoài việc giúp rút ngắn thời gian điều trị sẹo ở trẻ em, gel chăm sóc sẹo còn giúp tổn thương dưới da mau lành, ngăn ngừa tái viêm nhiễm, giảm kích ứng, ngứa và khó chịu liên quan đến sẹo khi vết thương lên da non.

6. Đến gặp bác sĩ

Đối với những vết thương lớn, khả năng để lại sẹo cao, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi bị thương. Bác sĩ có thể cần khâu hoặc sử dụng các loại băng đặc biệt để giúp da liền lại với nhau cũng như hạn chế việc hình thành các loại sẹo xấu.

Những vết sẹo có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ về sau, nhất là các bé gái. Vì thế hãy lựa chọn đúng đắn để giữ gìn vẻ đẹp mượt mà cho làn da của con yêu bạn nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Scars https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11030-scars Ngày truy cập 04/08/2017

Scar Treatment https://www.assh.org/handcare/condition/scar-treatment Ngày truy cập 04/08/2017

Scars https://kidshealth.org/en/kids/scars.html Ngày truy cập 04/08/2017

PROPER WOUND CARE: HOW TO MINIMIZE A SCAR https://www.aad.org/public/everyday-care/injured-skin/burns/wound-care-minimize-scars Ngày truy cập 04/08/2017

Managing Your Scar https://moffitt.org/media/1086/managing_your_scar.pdf Ngày truy cập 04/08/2017

Phiên bản hiện tại

25/08/2021

Tác giả: Ngọc Trâm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ngọc Trâm · Ngày cập nhật: 25/08/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo