backup og meta

Trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà cho bé

Trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà cho bé

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển khỏe mạnh. Việc thiếu hụt bất kỳ dưỡng chất nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Cũng vì vậy mà khi thấy bé bị khô môi, cha mẹ thường lo lắng không biết trẻ bị khô môi thiếu chất gì?

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn truy tìm lời đáp cho vấn đề trẻ bị khô môi thiếu chất gì, đồng thời đề xuất những cách khắc phục hiệu quả.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị khô môi thiếu chất gì?

1. Thiếu vitamin B2

Câu trả lời đầu tiên cho vấn đề “Trẻ sơ sinh bị khô môi thiếu chất gì?” là các vitamin nhóm B. Vitamin B là một nhóm gồm 8 loại vitamin tan trong nước tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng và chức năng tế bào, ảnh hưởng đến việc sửa chữa mô và chữa lành vết thương. Tình trạng thiếu hụt vitamin nhóm B là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nứt môi chảy máu.

Trong đó, sự thiếu hụt vitamin B2 (riboflavin) là nguyên nhân đầu tiên gây khô môi ở trẻ em mà cha mẹ cần quan tâm. Trẻ thiếu vitamin B2 thường gặp phải tình trạng môi bị sưng, khô nứt.

2. Thiếu vitamin B3

Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết trẻ bị khô môi thiếu chất gì, rất có thể là cơ thể bé không được bổ sung đầy đủ vitamin B3 (niacin). Tình trạng thiếu hụt niacin khiến môi của trẻ bị khô và bong da. Đây cũng là lý do vì sao nhiều cha mẹ nhận thấy trẻ 3 tuổi bị bong da môi.

3. Thiếu vitamin B6

Bé bị khô môi là thiếu chất gì? Các vết nứt ở khóe miệng và môi, kết hợp với tình trạng bong tróc da môi là những biểu hiện đặc trưng của việc trẻ bị thiếu vitamin B6 (pyridoxine). Nguyên nhân là vì vitamin B6 giúp môi căng mọng, cực kỳ có lợi cho làn da môi mỏng manh của bé.

Do đó, nếu bạn nhận thấy mép hoặc khóe miệng của trẻ bị nứt nẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin B6 cho bé với liều lượng bao nhiêu là phù hợp. 

4. Thiếu vitamin B12

Với thắc mắc trẻ bị khô môi do thiếu chất gì, cha mẹ có thể nghĩ đến trường hợp trẻ bị thiếu vitamin B12 (cobalamin). Vitamin B12 được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, do đó mà những trẻ ăn chay thường có nguy cơ bị thiếu hụt cao hơn.

Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 nói riêng và nhóm vitamin B nói chung không chỉ khiến môi bé bị khô môi mà còn có thể gây viêm da, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là trầm cảm.

Trẻ bị khô môi thiếu chất gì?
Trẻ bị khô môi thiếu chất gì?

5. Thiếu kẽm

Nếu các bậc phụ huynh nhìn thấy bé yêu bị khô môi, chắc hẳn sẽ đặt ra câu hỏi: Môi khô thiếu chất gì? Ngoài việc bị thiếu hụt các vitamin nhóm B như đã đề cập ở trên thì rất có thể là bé bị thiếu kẽm.

Kẽm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Sự thiếu hụt kẽm có thể làm suy giảm sức khỏe của da, khả năng tiêu hóa, chức năng miễn dịch cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Do đó, nếu không nhận được đủ lượng kẽm cần thiết mỗi ngày, môi của bé dễ bị khô và bong tróc da. Thậm chí, một số trẻ còn gặp phải tình trạng viêm môi, khô, kích ứng và viêm ở hai bên khóe miệng.

Để nhận biết trẻ bị khô môi có phải do thiếu kẽm hay không, cha mẹ có thể quan sát các biểu hiện thiếu hụt kẽm ở trẻ như:

  • Tiêu chảy
  • Rụng tóc
  • Loét da
  • Giảm khả năng miễn dịch.

6. Thiếu sắt

Thiếu sắt cũng là một trong những lời đáp đối với băn khoăn “Trẻ bị khô môi thiếu chất gì?”. Sắt cần thiết để tạo ra huyết sắc tố và myoglobin, hai loại protein vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. 

Tình trạng thiếu sắt có thể khiến trẻ bị viêm môi và viêm môi vùng mép (nứt da ở khóe miệng). Bong tróc da môi đôi khi cũng được xem là dấu hiệu của sự thiếu hụt sắt.

7. Thiếu nước

Mặc dù không phải là vitamin hay khoáng chất, nhưng khi nhắc đến vấn đề “Trẻ bị khô môi thiếu chất gì?”, không thể không kể đến thiếu nước. Nước cung cấp độ ẩm cho cơ thể, bao gồm cả da môi. Nếu môi của trẻ bị khô nứt, hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ chất lỏng cho cơ thể bé.

Thực tế, khô môi là triệu chứng phổ biến và dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng mất nước ở trẻ em. Khi bị thiếu nước, bé có thể cảm thấy:

  • Khô môi
  • Khô miệng, nước miếng dính
  • Khát nước
  • Nhức đầu
  • Đi tiểu ít
  • Chóng mặt.

8. Các nguyên nhân khác khiến trẻ bị khô môi

trẻ bị khô môi thiếu chất gì

Như vậy là câu trả lời cho thắc mắc “Trẻ bị khô môi thiếu chất gì?” đã được bật mí. Ngoài nguyên nhân thiếu chất dinh dưỡng, trẻ bị khô môi cũng có thể do:

  • Tình trạng sức khỏe: Trẻ bị khô môi có thể do dị ứng, nhiễm trùng, dùng một số loại thuốc hoặc thừa vitamin A trong cơ thể.
  • Thói quen xấu: Trẻ hay liếm môi cũng khiến môi dễ bị khô hơn, nhất là khi tiết trời hanh khô. 
  • Yếu tố môi trường: Da và môi của trẻ có thể khô hơn và bong tróc nếu bé tiếp xúc thường xuyên với các chất gây ô nhiễm như khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá…
  • Thời tiết: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm hơn người lớn. Do đó mà khi trời trở lạnh, nhất là vào mùa đông hoặc khi thời tiết hanh khô thì môi của trẻ dễ bị khô hơn.

Cách khắc phục tình trạng trẻ bị khô môi

Sau khi được giải đáp cặn kẽ cho thắc mắc trẻ bị khô môi thiếu chất gì, chắc hẳn các bậc cha mẹ muốn tìm cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà dứt điểm cho bé. Dưới đây là những biện pháp giúp trẻ không còn bị khô môi, bong tróc da môi nữa:

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Nếu bạn đã biết được trẻ bị khô môi thiếu chất gì, cách khắc phục khô môi tốt nhất cho bé là bổ sung đầy đủ lượng chất thiếu hụt cho cơ thể. Cụ thể:

  • Bổ sung vitamin B2: Thực phẩm giàu riboflavin bao gồm trứng, thận, gan, thịt nạc, nấm, sữa và sữa chua… Một số loại rau cũng chứa vitamin B2.
  • Bổ sung vitamin B3: Các nguồn niacin tốt bao gồm thịt, cá, bột mì và trứng.
  • Bổ sung vitamin B6: Vitamin B6 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt heo, thịt gà, cá, đậu phộng, đậu nành, mầm lúa mì, yến mạch, chuối, sữa.
  • Bổ sung vitamin B12: Các nguồn cung cấp vitamin B12 tốt bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, phô mai.
  • Bổ sung kẽm: Nguồn kẽm tốt nhất là hàu, nhưng kẽm cũng được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ và thịt gia cầm. Các nguồn kẽm tốt khác bao gồm các loại hải sản, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.
  • Bổ sung sắt: Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt heo…), thịt gà, trứng, hải sản (cá hồi, cá mòi, cá ngừ…), gan, thận, pate, đậu lăng, đậu xanh, đậu hũ rau bina, bông cải xanh là những nguồn cung cấp sắt cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo cho trẻ uống đủ lượng chất lỏng mỗi ngày để giúp môi giữ ẩm tốt hơn.

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

trẻ bị khô môi thiếu chất gì

Trẻ bị khô môi không chỉ do thiếu chất mà còn do các yếu tố khác như tác động của môi trường, thói quen xấu của trẻ. Do đó, bên cạnh vấn đề trẻ bị khô môi thiếu chất gì, cha mẹ cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt của bé để khắc phục tình trạng trẻ bị nứt môi chảy máu. 

Dưới đây là một số cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà cho bé mà bạn có thể tham khảo:

  • Thoa son dưỡng môi: Trong hầu hết các trường hợp, thoa son dưỡng môi suốt cả ngày là cách điều trị môi khô, nứt nẻ dễ dàng nhất. Bạn nên ưu tiên chọn những loại son dưỡng môi lành tính, làm từ thiên nhiên để bảo đảm an toàn cho bé. 
  • Bôi thuốc mỡ: Nếu trẻ bị khô môi nghiêm trọng khiến môi bong tróc, nứt nẻ, chảy máu, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc mỡ cho bé. 
  • Dùng son dưỡng môi chống nắng: Tia UV có thể phá hủy vitamin B2. Do đó, bạn nên thoa son dưỡng môi có tác dụng chống nắng cho bé khi đi ra ngoài.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc chất kích ứng: Cha mẹ cần đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài, cũng như hạn chế cho trẻ đến những nơi bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Khi trẻ ở nhà, bạn nên bật máy tạo độ ẩm không khí để giữ ẩm cho làn da của bé, kể cả đôi môi. 
  • Không để trẻ liếm môi: Cha mẹ nên khuyên trẻ không liếm môi, cắn môi, bóc vảy da môi… vì những điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô môi, nứt nẻ môi, thậm chí gây nhiễm trùng môi.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ bị khô môi thiếu chất gì cũng như “bỏ túi” được những cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà cho bé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vitamin B2 (Riboflavin) – StatPearls – NCBI Bookshelf https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK525977/ Ngày truy cập: 03/04/2024

Chapped Lips (Cheilitis): Causes, Treatment & Prevention https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22005-chapped-lips Ngày truy cập: 03/04/2024

How to Treat and Prevent Chapped Lips https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2019/12/chapped-lips Ngày truy cập: 03/04/2024

Vitamins and minerals – B vitamins and folic acid – NHS https://www.nhs.uk/conditions/vitamins-and-minerals/vitamin-b/ Ngày truy cập: 03/04/2024

Foods high in iron | healthdirect https://www.healthdirect.gov.au/foods-high-in-iron Ngày truy cập: 03/04/2024

Phiên bản hiện tại

04/04/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 04/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo