Hiểu rõ nguyên nhân
Để giúp trẻ bị chậm tăng trưởng, cha mẹ nên tìm hiểu về nguyên nhân gây ra vấn đề này. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây tình trạng chậm tăng trưởng, và đôi khi có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau trong cùng một thời gian.
Không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng. Nếu cha mẹ tính toán sai công thức năng lượng hằng ngày của bé hay không chú ý đến trẻ khi bé đang đói thì trẻ sẽ không hấp thụ đủ lượng calo cần thiết.
Ngoài ra, tình trạng này còn dẫn đến nhiều căn bệnh khác như rối loạn khả năng trao đổi chất có thể khiến trẻ chán ăn hay nôn mửa. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu xem đâu là thức ăn khiến trẻ không tiêu hóa được. Nếu trẻ không tiêu hóa được protein trong sữa thì cơ thể bé có thể không hấp thụ được những thực phẩm làm từ sữa như phô mai hay sữa chua, việc này có thể dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng. Những vấn đề sức khỏe khác liên quan đến hệ tiêu hóa cũng có khả năng khiến trẻ không tăng cân được.
Những vấn đề đó bao gồm bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), bệnh xơ nang, bệnh tiêu chảy, bệnh gan mãn tính,… Những bệnh lây nhiễm, những vấn đề liên quan đến cảm xúc hoặc những căn bệnh đang phát triển liên quan đến tim, phổi hay hệ nội tiết có thể dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng.
Cách chữa trị
Những cách chữa trị cụ thể đối với chứng chậm tăng trưởng thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi của bé, tiền căn bệnh trước đây và khám sức khỏe tổng quát,… Cần một nhóm chuyên gia sức khỏe bao gồm nhà vật lý trị liệu, chuyên gia về dinh dưỡng, người làm công tác xã hội, nhà di truyền học, và các chuyên gia khác cùng chữa trị.
Nếu chứng chậm tăng trưởng của trẻ là do những vấn đề y khoa gây ra thì cách chữa trị thông thường đã đủ để giúp bé tăng cân bình thường. Nếu trẻ có những vấn đề về cảm xúc hay những trường hợp nguyên nhân là do hoàn cảnh sống tại nhà, cách chữa trị cần phải thêm vào việc tư vấn và cải thiện đời sống gia đình.