Sữa mẹ là thực phẩm “vàng”, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [1]. Sữa non là sữa mẹ trong vòng 3 ngày đầu sau sinh và được xem như những “chiến binh bảo vệ” dành cho các em bé vì trong sữa non có chứa hàm lượng kháng thể cao và lượng HMO dồi dào, khoảng 20–23 g/L giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và sức khỏe hệ miễn dịch cho bé [2], [3]. Thế nhưng, không ít các bà mẹ sau sinh không có đủ sữa cho con nên bé có thể thiếu đi nguồn dưỡng chất quý từ sữa non của sữa mẹ như các dưỡng chất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ cũng như thiếu đi các chất có hoạt tính sinh học chẳng hạn như kháng thể IgA, lactoferrin và HMO. Vậy mẹ mới sinh không có sữa phải làm sao để giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe, tăng cường sức đề kháng và thích nghi nhanh nhất trong những năm tháng đầu đời?
Sữa mẹ – Nguồn dinh dưỡng “vàng” giúp con củng cố sức khỏe hệ tiêu hóa để có sự khởi đầu tốt nhất
Sự vững bền của hàng rào niêm mạc ruột, chất nhầy niêm mạc ruột và hệ vi sinh đường ruột, được xem là nền tảng cho sự phát triển hệ miễn dịch và sự hoàn thiện của niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sữa mẹ có tác động tích cực đến sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột nhờ có các thành phần dưỡng chất giúp hỗ trợ cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, điển hình là HMO (Human milk oligosaccharides) [4].
HMO là một dưỡng chất đa lượng với số lượng và cấu trúc đa dạng. Trong sữa mẹ, HMO được phân thành 3 nhóm là Fucosylated HMO – Nhóm có ưu thế trong bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa: 2’-FL, DFL và 3-FL; Sialylated HMO – Nhóm ưu thể trong hỗ trợ sức đề kháng và chức năng não bộ : 3’-SL, 6’-SL; Non-fucosylated HMOs – Nhóm có ưu thế nuôi dưỡng lợi khuẩn: LNT [3], [6], [7].
Khi 6 HMO thuộc cả 3 phân nhóm kết hợp với nhau sẽ giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột; tạo tiềm năng, sự tương hỗ và cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể. Đồng thời, khi bổ sung 6 HMO vào cơ thể, phần lớn HMO này có khả năng kháng lại sự hấp thu qua thành ruột, cho phép chúng đến được đại tràng và thực hiện các chức năng. Tại đây với sự đa dạng của các vi sinh vật thường trú các HMO này được chuyển hóa thành các axit-béo chuỗi ngắn (SCFA) – một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe của trẻ [8]. Sự có mặt của các HMO này giúp tăng gấp đôi lượng axit-béo chuỗi ngắn (SCFA) giúp điều hòa quá trình chuyển hóa, tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột và điều hòa đáp ứng miễn dịch tại ruột.
Bên cạnh HMO, sữa mẹ còn cung cấp rất nhiều thành phần khác để tạo sự tương hỗ giúp hệ vi sinh đường ruột của bé phát triển tối ưu. Cụ thể, sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào bởi theo ước tính, có 101 – 107 đơn vị lạc khuẩn trên mỗi ml[9]. Cùng với đó, sữa mẹ còn chứa thành phần giàu alpha-Lactalbumin, loại đạm này có thể chiếm tới 25% tổng lượng protein có trong sữa mẹ. Đây là một loại đạm dễ tiêu, giúp cung cấp axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ [10].
Chính vì vậy, sự kết hợp của 3 yếu tố là HMO, lợi khuẩn và đạm whey giàu alpha-lactalbumin sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển tối ưu. Bởi số lượng lợi khuẩn không chỉ được tăng nhanh nhờ được bổ sung liên tục mà các lợi khuẩn này còn được cung cấp nguồn thức ăn dồi dào với HMO. [11], [12].
Mẹ mới sinh không có sữa phải làm sao để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của bé? Công thức sữa 6 HMO đột phá sẽ là “trợ thủ” cho mẹ!
Dù sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhưng sau sinh, không phải mẹ nào cũng có sữa liền cho bé bú. Sẽ có những trường hợp mẹ mới sinh không có sữa do các nguyên nhân như mẹ căng thẳng, vừa sinh mổ, gặp các biến chứng khi sinh như băng huyết sau sinh… [2]. Ngoài ra, theo một nghiên cứu tại Việt Nam, có đến khoảng 40% mẹ thiếu hụt gen FUT2, gen hỗ trợ tiết một số HMO chuyên biệt [13].
Do đó, để dự phòng những trường hợp này, mẹ nên chuẩn bị sẵn giải pháp dinh dưỡng bổ sung gần với chuẩn “vàng” sữa mẹ, nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho bé trong những năm tháng đầu đời. Thế nhưng, nên cho trẻ sơ sinh uống gì khi mẹ chưa có sữa? Công thức sữa nào tiệm cận với sữa mẹ nhất hay được lấy cảm hứng từ sữa mẹ và phù hợp với bé nhất?
Sữa mẹ là thực phẩm “vàng” với trẻ nhỏ và không có công thức sữa nào sánh bằng. Với trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú do các vấn đề về sức khỏe hoặc mẹ mới sinh không có sữa thì trong thời gian mang thai, mẹ nên chuẩn bị sẵn công thức sữa có nhiều loại HMO với hàm lượng phù hợp, lợi khuẩn dồi dào và có đạm whey giàu alpha-lactalbumin dễ tiêu hóa, dễ hấp thu để tiệm cận với chuẩn “vàng” sữa mẹ, giúp con phát triển hệ vi sinh đường ruột tối ưu, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch trong những năm tháng đầu đời.
Hiện trên thị trường có những công thức sữa cải tiến với thành phần HMO có hàm lượng khoảng 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ, với 6 HMO ở cả 3 phân nhóm trong khi nhiều công thức sữa không đủ các thành phần HMO quan trọng này. Việc bổ sung đủ 6 HMO trong sữa công thức sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự vững bền của hàng rào biểu mô ruột, giống như một cái “bẫy” giúp thải trừ các yếu tố có hại và thúc đẩy phát triển sức khỏe hệ miễn dịch. [14], [15], [16]. Đặc biệt, khi DFL kết hợp với 3-FL sẽ giúp tăng cường sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacterium và góp phần ổn định hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh [17]. Đồng thời, việc bổ sung bộ đôi DFL và 2’-FL còn có thể bù đắp những thiếu hụt cho nhóm mẹ không tự tổng hợp được 2 loại này.
Ngoài ra, công thức sữa cải tiến với 6 HMO còn chứa đạm whey giàu alpha-lactalbumin dễ hấp thu cũng như chứa đến 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM& LGGTM trong 100g bột giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch đường ruột, từ đó hạn chế các bệnh vặt trẻ như táo bón, tiêu chảy… [10], [18]. Đây có thể được xem là “bộ 3″ quan trọng cho sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
Song song với việc chuẩn bị giải pháp dinh dưỡng thay thế cho bé, mẹ cũng đừng quên trang bị cho mình những cách gọi sữa về nhanh như [19], [20], [21]:
- Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Cho bé bú theo nhu cầu bất cứ khi nào bé đòi bú. Đảm bảo mẹ cho bé bú đúng cách và bé ngậm bắt vú đúng.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bằng cách ăn uống đủ chất, khoảng 5 – 6 bữa trong ngày để kích thích sinh sữa. Mẹ cần ăn đủ các nhóm dưỡng chất như đạm, tinh bột, chất béo…, chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.
- Massage bầu vú trong khoảng 10-15 phút mỗi bên để kích thích sự bài tiết sữa trước và trong khi cho con bú để kích thích tăng tiết các hormone sản xuất sữa.
- Thực hiện da kề da với bé khoảng 20 phút sau khi cho bé bú.
- Thư giãn, chú ý nghỉ ngơi, cố gắng cho bé bú đều đặn. Đừng quá áp lực, căng thẳng vì như vậy sẽ càng khiến sữa chậm về.
Nhìn chung, sữa mẹ sau sinh không kịp về là một tình trạng khá phổ biến nhưng mẹ đừng nên quá lo lắng. Điều quan trọng là mẹ cần lưu ý và dự phòng trước trường hợp này ngay trong giai đoạn mang thai để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bé cưng trong những ngày đầu, mẹ nhé!
[embed-health-tool-vaccination-tool]