backup og meta

Đâu là loại đạm dễ tiêu - hấp thu để hỗ trợ con phát triển tối ưu?

Đâu là loại đạm dễ tiêu - hấp thu để hỗ trợ con phát triển tối ưu?

Đối với trẻ nhỏ, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối thì việc nhận đủ chất đạm (protein) trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời còn rất quan trọng đối với sự tăng trưởng về thể chất, phát triển chức năng hệ thần kinh và sức khỏe về lâu dài [1]. Thế nhưng, loại đạm nào sẽ giúp con dễ tiêu hóa – hấp thu nhất, đặc biệt khi trẻ phải dùng sữa công thức do mẹ không đủ điều kiện cho con bú? 

Đạm whey giàu alpha-lactalbumin – Một trong những “dưỡng chất vàng” dễ hấp thu cho con

Chất đạm là một trong những nhóm chất quan trọng giúp trẻ tăng trưởng, phát triển cũng như góp phần tối ưu các cấu trúc và chức năng các hệ cơ quan của cơ thể [2]. Nhóm chất này giúp xây dựng và phát triển cấu trúc của nhiều hệ cơ quan quan trọng như xương, hệ cơ, hệ thần kinh…. Ngoài ra, chất đạm còn tác động tích cực đến sự phát triển của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. [2], [13], [14]

Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, sữa mẹ là thức ăn quan trọng nhất và đây cũng là nguồn cung cấp đạm chủ yếu. Chất đạm trong sữa mẹ gồm hỗn hợp đạm whey, đạm casein và nhiều loại peptide khác nhau. Tỷ lệ whey/casein sẽ thay đổi tùy theo thời điểm của sữa mẹ. Trong sữa non, tỷ lệ whey/casein ở mức gần 90:10, nhưng dần dần thay đổi thành 60:40 trong sữa trưởng thành. Tuy nhiên, tỷ lệ whey trong sữa mẹ cao hơn so với trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh khoảng 20%.

Đạm whey và đạm casein trong sữa mẹ đều mang đến những lợi ích nhất định đối với sức khỏe của trẻ. Cả hai sau khi được tiêu hóa hấp thu đều được phân thành các đơn vị cấu trúc cần cho quá trình chuyển hóa. Casein khi đi vào dạ dày được tiêu hóa hấp thu chậm nên có tác dụng giúp bé no lâu, hỗ trợ điều chỉnh nhu động ruột và hỗ trợ hấp thu canxi. Còn đạm whey trong sữa mẹ là loại đạm dễ tiêu hóa, ở dạng lỏng, đạm whey giúp bé tiêu hóa và hấp thu nhanh chóng. Alpha-lactalbumin là một trong những thành phần quan trọng của đạm whey, không chỉ giúp cung cấp các axit amin thiết yếu mà còn có hoạt tính kháng khuẩn và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch [3]. Chính vì vậy, giai đoạn đầu đời, đạm whey giàu alpha-Lactalbumin sẽ là một trong những “dưỡng chất vàng” mà trẻ cần. 

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Làm sao để trẻ tận dụng hiệu quả nguồn đạm quý alpha-lactalbumin?

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó, song song với ăn bổ sung thì tiếp tục cho bú mẹ càng lâu càng tốt, có thể kéo dài đến 2 tuổi hoặc lâu hơn theo khuyến cáo của Tổ chức Y thế Thế giới (WHO) là giải pháp giúp trẻ tận dụng nguồn đạm alpha-lactalbumin tối đa [4]. Theo nghiên cứu, hàm lượng đạm whey giàu alpha-Lactalbumin trong sữa mẹ là 2 – 3g/L [5]. Nếu không được bú mẹ, có thể trẻ sẽ bỏ lỡ một trong những nguồn đạm whey giàu alpha-Lactalbumin dồi dào. 

Đặc biệt, sữa mẹ còn có 2 thành phần là lợi khuẩn (probiotics) và chất xơ (prebiotics) giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột, qua đó giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ trẻ hấp thu đạm alpha-lactalbumin. Trong đó, lợi khuẩn là những chủng vi khuẩn “thân thiện” với đường tiêu hóa, có tác dụng giúp cơ thể tiêu thụ và hấp thu thức ăn tốt hơn, sản sinh ra các hoạt chất giúp ức chế vi khuẩn gây hại, để từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, một số lợi khuẩn còn giúp gia tăng nồng độ kháng thể IgA, hạn chế các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [17], [18].

Còn chất xơ (prebiotics), điển hình là HMO, “thức ăn khoái khẩu” giúp các chủng lợi khuẩn này phát triển [6]. HMO là thành phần giúp cân đối hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh, đồng thời hỗ trợ phát triển trí não ở trẻ. [19]

Hiện đã có khoảng 200 loại HMO khác nhau được phát hiện và được phân thành 3 nhóm chính với 6 loại HMO quan trọng là Nhóm Fucosylated HMO – Nhóm có ưu thế trong bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa: 2’-FL, DFL và 3-FL; Nhóm Sialylated HMO – Nhóm ưu thể trong hỗ trợ sức đề kháng và chức năng não bộ: 3’-SL, 6’-SL; Non-fucosylated HMOs – Nhóm có ưu thế nuôi dưỡng lợi khuẩn: LNT [7], [8], [9], [10]. Nghiên cứu cho thấy khi 6 loại HMO được bổ sung đồng thời sẽ mang đến các lợi ích như [11]:

  • Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
  • Có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ

Như vậy, khi bú mẹ, trẻ còn có được sự hỗ trợ của 2 thành phần là lợi khuẩn (probiotics) và HMO, giúp hệ vi sinh đường ruột của bé được cân đối, từ đó từ đó giúp trẻ tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ trẻ tận dụng hiệu quả nguồn đạm alpha-lactalbumin. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng đủ điều kiện cho bé bú. Ngoài ra, một nghiên cứu cũng cho thấy, cứ 5 bà mẹ Việt Nam lại có 2 bà mẹ thiếu gen FUT2 dẫn đến việc sữa có khả năng bị thiếu hụt 2 HMOs quan trọng là DFL và 2’-FL [12].

Với những trường hợp mẹ không thể cho bé bú hoặc muốn bé nhận đủ HMO để tối ưu việc hấp thu đạm, giải pháp có thể cân nhắc là nhờ đến sự hỗ trợ của sữa công thức. cải tiến được phát triển với các thành phần giống như trong sữa mẹ, bao gồm đạm whey giàu alpha-Lactalbumin, HMO và lợi khuẩn, nhằm tối ưu hóa sự phát triển và tiêu hóa của trẻ. 

Sữa công thức này có hàm lượng đạm whey giàu alpha-Lactalbumin đạt khoảng 2,2g/L (gần với “chuẩn vàng sữa mẹ” là khoảng 2 – 3g/L). Đặc biệt, công thức sữa cải tiến còn có 6 HMOs và 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM và LGGTM trong 100g bột. Hai thành phần giúp bé củng cố sức khỏe hệ tiêu hóa để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa – hấp thu.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, do đó, mẹ chỉ nên dùng sữa công thức để bổ sung trong trường hợp cần thiết. Khi lựa chọn sữa công thức bổ sung cho bé, mẹ cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào. 

Tóm lại, đối với trẻ nhỏ, một trong những cách để trẻ có thể tận dụng tối ưu nguồn đạm quý như đạm whey giàu alpha-lactalbumin, trẻ nên được bổ sung đồng thời 2 thành phần quan trọng là 6 loại HMO và lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Cho bé bú mẹ là giải pháp tốt nhất giúp bé nhận đủ các dưỡng chất quan trọng kể trên, tuy nhiên nếu không thể cho bé bú thì công thức sữa được lấy cảm hứng từ sữa mẹ với 6 HMOs, 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM và LGGTM cùng đạm whey giàu alpha-Lactalbumin sẽ là sự hỗ trợ đáng tin cậy.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Protein needs early in life and long-term health https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002916523050013 Ngày truy cập: 17/12/2024

2. Components of human breast milk: from macronutrient to microbiome and microRNA https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7402982/ Ngày truy cập: 17/12/2024

3. Components of human breast milk: from macronutrient to microbiome and microRNA https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7402982/ Ngày truy cập: 17/12/2024

4. Breastfeeding https://www.who.int/health-topics/breastfeeding#tab=tab_1 Ngày truy cập: 17/12/2024

5. Low-Protein Formulas with Alpha-Lactalbumin-Enriched or Glycomacropeptide-Reduced Whey: Effects on Growth, Nutrient Intake and Protein Metabolism during Early Infancy: A Randomized, Double-Blinded Controlled Trial https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9958764/# Ngày truy cập: 17/12/2024

6. The Prebiotic and Probiotic Properties of Human Milk: Implications for Infant Immune Development and Pediatric Asthma https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6095009/ Ngày truy cập: 17/12/2024

7. Human milk oligosaccharides: Every baby needs a sugar mama https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3406618/

8. Inefficient Metabolism of the Human Milk Oligosaccharides Lacto-N-tetraose and Lacto-N-neotetraose Shifts Bifidobacterium longum subsp. infantis Physiology https://www.frontiersin.org/journals/nutrition/articles/10.3389/fnut.2018.00046/full

9. Zabel BE, Gerdes S, Evans KC, et al. Strain-specific strategies of 2′-fucosyllactose, 3-fucosyllactose, and difucosyllactose assimilation by Bifidobacterium longum subsp. infantis Bi-26 and ATCC 15697. Sci Rep. 2020;10(1):15919. Published 2020 Sep 28. doi:10.1038/s41598-020-72792-z [Link].

10. Sialylated Oligosaccharides and Glycoconjugates of Human Milk. The Impact on Infant and Newborn Protection, Development and Well-Being https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6413137/

11. De Bruyn F, James K, Cottenet G, Dominick M, Katja J. Combining Bifidobacterium longum subsp. infantis and human milk oligosaccharides synergistically increases short chain fatty acid production ex vivo. Commun Biol. 2024;7(1):943. Published 2024 Aug 4. doi:10.1038/s42003-024-06628-1 [Link].

12. Regional variations in human milk oligosaccharides in Vietnam suggest FucTx activity besides FucT2 and FucT3 https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6235895/ Ngày truy cập: 06/12/2024

13. Protein Intake and Growth in Preterm Infants https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27336588/ Ngày truy cập: 06/12/2024

14. Why is protein important in your diet? https://www.piedmont.org/living-real-change/why-is-protein-important-in-your-diet Ngày truy cập: 06/12/2024

15. Trớ sữa và trào ngược thực quản https://benhvien108.vn/tro-sua-va-trao-nguoc-thuc-quan.htm Ngày truy cập: 06/12/2024

16. Protein content of infant formula for the healthy full-term infant https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002916522010905 Ngày truy cập: 06/12/2024

17. Beneficial effects of probiotic bacteria isolated from breast milk https://www.cambridge.org/core/journals/british-journal-of-nutrition/article/beneficial-effects-of-probiotic-bacteria-isolated-from-breast-milk/3B7AE8CE94C8B119AD1703B8163F8455 Ngày truy cập: 26/12/2024

18. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33803407/ Ngày truy cập: 26/12/2024

19. Human Milk Oligosaccharides: 2′-Fucosyllactose (2′-FL) and Lacto-N-Neotetraose (LNnT) in Infant Formula https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6164445/

Phiên bản hiện tại

11/02/2025

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: PGS.TS.BS Nguyễn Quang Dũng

Cập nhật bởi: Giang Tran


Bài viết liên quan

Giải mã "bí ẩn" sữa mẹ: Hiệu ứng synbiotics giữa HMO và HMP là chìa khóa để đề kháng con vững vàng

Trẻ hay khóc đêm và ngủ không ngon: Đâu là nguyên nhân và giải pháp giúp bé ngủ và mẹ giảm căng thẳng?


Tham vấn y khoa:

PGS.TS.BS Nguyễn Quang Dũng

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Viện Dinh dưỡng


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 3 giờ trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo