backup og meta

6 năm đầu đời của trẻ có phải là giai đoạn quan trọng nhất?

6 năm đầu đời của trẻ có phải là giai đoạn quan trọng nhất?

6 năm đầu đời của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của bé. Chăm sóc và nuôi dạy con ở lứa tuổi này thật tốt là điều bố mẹ cần hết sức chú trọng.

Bạn có thể đã có nghe ai đó nói rằng, 6 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng nhưng bạn vẫn chưa biết vì sao? 6 năm đầu đời của trẻ cũng chính là giai đoạn não bộ phát triển vượt bậc cùng với sự hình thành rõ rệt về trí thông minh và tính cách của bé.

Năm đầu đời của trẻ, não bộ sẽ phát triển nhanh chóng

Bộ não phát triển rất nhanh trong những năm đầu đời của trẻ. Trước khi trẻ lên 3, mỗi phút sẽ có hàng triệu các liên kết thần kinh được hình thành. Những liên kết này trở thành một hệ thống bản đồ ở bên trong não, được hình thành giữa sự kết hợp với tự nhiên và quá trình chăm sóc, đặc biệt là sự tương tác “cho và nhận” thông tin.

Trong năm đầu tiên, khóc là dấu hiệu cho thấy bé cần được chăm sóc. Sự tương tác kể trên được thể hiện ở chỗ người chăm sóc sẽ đáp lại tiếng khóc của bé bằng cách cho bé bú, thay tã hoặc cho bé đi ngủ.

Tuy nhiên, khi bé lớn hơn một chút, sự tương tác này sẽ được thể hiện thông qua các trò chơi. Những tương tác này cho thấy trẻ đang chú ý tới những gì mà trẻ đang muốn nói với bạn. Điều này sẽ là nền tảng cho việc học hỏi kỹ năng giao tiếp và các chuẩn mực xã hội sau này.

Các liên kết thần kinh giống nhưng gốc rễ của một cái cây. Đó là nền tảng cho sự phát triển. Chính điều này khiến cho những mối lo trong cuộc sống của bạn như tiền bạc, bệnh tật, quan hệ hôn nhân… ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Thiếu sự tương tác sẽ không làm giảm sự phát triển trí não của trẻ. Thế nhưng, đối với những bậc cha mẹ liên tục có những căng thẳng về cuộc sống thì tốt nhất là đừng bỏ bê việc giao lưu với con cái trong những năm đầu này.

Hãy tập trung vào điều bạn đang làm và quên đi những mối lo trong cuộc sống hàng ngày, điều này sẽ giúp bạn nhận ra nhu cầu được kết nối của bé. Sự tương tác cho-nhận thông tin có thể phát triển thành sự gắn bó, điều này sẽ ảnh hưởng đến cách mà trẻ phát triển các mối quan hệ trong tương lai.

Thuyết gắn bó ảnh hưởng đến việc phát triển các mối quan hệ của trẻ

Thuyết gắn bó là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ thường có xu hướng gắn bó theo những hướng sau:

  • An toàn
  • Lo lắng – không an toàn
  • Lo lắng – tránh né
  • Vô tổ chức

Trẻ gắn bó theo hướng an toàn thường cảm thấy đau khổ khi người chăm sóc trẻ bỏ đi, nhưng cảm thấy an ủi khi người đó quay trở lại. Ngược lại, trẻ gắn bó theo kiểu lo lắng – không an toàn thường cảm thấy khó chịu khi người chăm sóc bỏ đi và sau khi họ trở lại thì trẻ sẽ bám dính lấy họ.

Trẻ gắn bó theo hướng lo lắng – tránh né thường không cảm thấy buồn khi người chăm sóc vắng mặt và cũng không cảm thấy vui khi họ trở lại. Cuối cùng, những trẻ gắn bó theo hướng vô tổ chức thường ít khi cảm thấy thoải mái khi được chăm sóc dù người chăm sóc không làm đau trẻ.

Những đứa trẻ gắn bó theo hướng an toàn có thể cảm thấy buồn khi bố mẹ rời đi nhưng trẻ vẫn có thể cảm thấy thoải mái khi ở với những người chăm sóc khác. Trẻ cũng vui mừng khi thấy cha mẹ trở lại, điều này cho thấy trẻ rất tin tưởng vào mối quan hệ này. Khi lớn lên, trẻ sẽ gắn bó nhiều với cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Trẻ xem đây là “bến đỗ” an toàn khi mà tất cả nhu cầu của trẻ được đáp ứng.

Thuyết gắn bó thường được hình thành từ rất sớm và có thể ảnh hưởng đến sự gắn bó của trẻ trong các mối quan hệ khi trưởng thành.

Khi lên 6, trẻ sẽ nối các mảnh ghép lại với nhau

Trong sáu hay bảy năm đầu đời của trẻ, não bộ đang phát triển nhanh chóng nhằm tạo ra một nền tảng vững chắc cho trẻ giao tiếp và tương tác với thế giới.

Khi trẻ vào lớp 1 hoặc 2, việc kết bạn sẽ khiến trẻ bắt đầu tách dần khỏi những người chăm sóc. Trẻ sẽ được trang bị tốt hơn để nói về cảm xúc của mình.

nam-dau-doi-cua-tre-1

Bảy tuổi cũng là lúc mà trẻ bắt đầu nhận thức một cách sâu sắc về các thông tin xung quanh. Trẻ sẽ học được cách nói ẩn dụ, cách thể hiện suy nghĩ của mình một cách sâu sắc. Chẳng hạn, trẻ có thể hỏi bạn: “Khi nào mưa ngừng nhảy?”. Bạn có thể thấy, trong đầu của trẻ lúc này, sự chuyển động của những giọt nước mưa giống như những bước nhảy.

“Đủ tốt” có thật sự đã đủ chưa?

Điều này nghe có vẻ lý tưởng hóa nhưng trong việc nuôi dạy con cái, “đủ tốt” là khi bạn đã cung cấp đủ cho bé tất cả các nhu cầu về thể chất và tinh thần, thông qua việc làm món ăn cho trẻ, cho trẻ đi ngủ mỗi đêm, chia sẻ những khi trẻ buồn và cùng trẻ tận hưởng những khoảnh khắc vui. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển những liên kết thần kinh lành mạnh.

Làm cha mẹ, bạn không thể kiểm soát hết được tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của trẻ. Nhưng bạn có thể giúp trẻ đạt được thành công bằng cách giúp trẻ trở thành một người đáng tin cậy. Bạn có thể chỉ cho thấy bạn đã kiểm soát cảm xúc của mình như thế nào để khi trẻ trải nghiệm những cảm giác như thất bại hoặc căng thẳng, trẻ có thể nhớ lại điều mà bạn đã làm khi trẻ còn nhỏ.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Do the First  Years of Life Really Mean Everything? https://www.healthline.com/health/parenting/first-seven-years-of-childhood#7 Ngày truy cập 5/2/2018

The First Six Years https://education.alberta.ca/early-childhood-education/?searchMode=3 Ngày truy cập 5/2/2018

Phiên bản hiện tại

25/08/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 25/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo