backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Trẻ sơ sinh nằm mơ những gì? Bạn nên làm gì để con phát triển tốt hơn?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 05/04/2021

    Trẻ sơ sinh nằm mơ những gì? Bạn nên làm gì để con phát triển tốt hơn?

    Ở tuần đầu tiên, bé sẽ ngủ khoảng 16 giờ một ngày. Trong thời gian ngủ trẻ sơ sinh nằm mơ nhiều không? Hello Bacsi sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.

    Trẻ sơ sinh vốn dĩ nằm mơ nhiều hơn chúng ta tưởng. Trước 6 tháng tuổi, bé nằm mơ hơn phân nửa thời gian của giấc ngủ. Không những vậy, bé còn nằm mơ ngay cả khi còn ở trong bụng mẹ nữa đấy.

    Tại sao trẻ sơ sinh nằm mơ nhiều hơn người lớn?

    Thực tế, trẻ sơ sinh nằm mơ nhiều hơn cả bạn nữa đấy. Cũng giống như người lớn, bé cần ngủ để khôi phục lại cơ thể và trí não. Mọi người đều phải trải qua “chu kỳ ngủ”: khi mới thiếp đi, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ nông. Lúc này, bạn sẽ rất dễ thức dậy. Sau đó, bạn sẽ đi vào giấc ngủ sâu. Đó là khi bộ não nghỉ ngơi, hồi phục và cuối cùng bạn sẽ quay lại với giấc ngủ nông. Mỗi chu kỳ ngủ mất khoảng 90 phút, nhưng chu kỳ ngủ của bé thường ngắn hơn nhiều. Thời gian chuyển từ giấc ngủ nông sang giấc ngủ sâu của bé là khoảng 50 phút.

    Giấc ngủ nông của bé thường dài hơn. Đó là lý do tại sao bé lại mơ thường xuyên hơn so với người lớn. Trẻ nhỏ cũng thường mơ nhiều hơn người lớn nhưng trẻ sơ sinh là mơ nhiều nhất.

    Tại sao lại nói trẻ sơ sinh có nằm mơ?

    Đối với vấn đề này, các nhà khoa học tin rằng khi một người bước vào giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM), sóng não sẽ hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ. Khi đo sóng não của trẻ sơ sinh, kết quả cho thấy giấc ngủ REM của bé kéo dài khoảng 10 giờ. Điều này sẽ giảm dần trong những tháng sau và khi bé được 1 tuổi, giấc ngủ REM của bé kéo dài khoảng 5 giờ.

    Trẻ sơ sinh nằm mơ thấy gì?

    Tất nhiên, bạn sẽ không thể hỏi bé: “Hôm qua con nằm mơ thấy gì?”. Thông thường, giấc mơ sẽ giúp bé hiểu rõ hơn về những trải nghiệm của mình. Bé có thể nghe và ngửi khi ở trong bụng mẹ. Vì vậy, khi còn ở trong bụng, bé sẽ mơ thấy mình đang xử lý nước ối và cố gắng tìm hiểu về nó. Quá trình này sẽ tiếp tục diễn ra khi bé chào đời.

    Mặc dù bé không thể nói cho bạn biết bé mơ thấy những gì nhưng vẫn có những manh mối để bạn phát hiện. Manh mối lớn nhất mà bạn cần chú ý là cách cư xử của bé khi bé thức dậy. Nếu bé hạnh phúc và mỉm cười, có lẽ bé đã có một giấc mơ đẹp. Nếu bé trở nên cáu kỉnh và hay khóc, nhiều khả năng bé đã có một giấc mơ xấu.

    Làm thế nào để biết bé nằm mơ?

    Dưới đây là 3 dấu hiệu quan trọng cho thấy bé đang mơ:

  • Giật tóc: Bé nhà bạn có giật tóc khi ngủ không? Những động tác nhỏ này có thể tiết lộ những kỹ năng mà bé sẽ học. Ví dụ, nếu bé giật giật cổ thì có thể bé sẽ sớm học được cách nhấc đầu khi thức dậy.
  • Mỉm cười: Trong tháng đầu tiên sau khi sinh, nếu bạn nhìn thấy bé nở một nụ cười tự nhiên trong suốt giấc ngủ thì có lẽ bé đang tận hưởng một giấc mơ hạnh phúc đấy.
  • Chuyển động mắt: Chắc chắn là bé đang mơ nếu bạn nhìn thấy đôi mắt bé di chuyển nhanh bên dưới mí mắt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi mắt nhấp nháy nhanh trong giấc ngủ, điều đó có nghĩa là những cảnh trong giấc mơ đang thay đổi.
  • Làm thế nào để giúp bé “đương đầu” với những giấc mơ xấu?

    Những giấc mơ xấu thường có xu hướng phổ biến ở trẻ em từ ba đến sáu tuổi. Lúc này, trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú và trẻ có thể suy nghĩ về những điều mà mình thực sự không cảm nhận được. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm mà bé phát triển cảm giác sợ hãi.

    Cơn ác mộng giúp trẻ hiểu được những điều mà mình đang lo lắng. Khi trẻ đã đủ lớn, hãy yêu cầu trẻ vẽ tranh về những giấc mơ không tốt mà trẻ đang gặp phải. Việc này sẽ giúp bạn biết được điều gì đang xảy ra. Đối với giấc mơ xấu, hãy khuyến khích trẻ tìm ra một điểm tích cực vào cuối câu chuyện.

    Hãy nhớ rằng, tất cả những giấc mơ, dù tốt hay xấu, chúng chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là giúp phát triển bộ não của bé. Giấc mơ sẽ giúp trẻ hiểu được thế giới đấy. Vì vậy, ba mẹ hãy quan tâm đến giấc ngủ của con nhiều hơn. Đặc biệt là hãy tập cho trẻ ngủ sớm ngay từ hôm nay nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 05/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo