backup og meta

Sự phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi

Sự phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi

Khi bé lên hai tuổi cần sự quan tâm của bố mẹ nhiều hơn và bé có thể có những hành động hơi ích kỉ một tí. Bé từ chối chia sẻ bất cứ thứ gì mà bé cảm thấy thích hay khó hoà thuận với các trẻ khác, ngay cả khi chơi chung, trừ khi bé muốn khoe với bạn là bé có món đồ chơi nào đó thôi. Đôi khi, hành động của bé làm cho bạn khó chịu, nhưng nếu quan sát thì hầu hết các trẻ ở độ tuổi này đều có thái độ và hành động tương tự như vậy.

Ở độ tuổi này, bé nhìn nhận thế giới xung quanh chỉ qua nhu cầu và mong muốn của mình. Vì bé chưa nhận thức được cảm giác của người khác nếu ở trong tình huống tương tự như thế nào. Bé cho rằng tất cả mọi người suy nghĩ và cảm thấy giống hệt như bé. Bạn không cần quá thúc ép, trách mắng bé kiểu như là “Nếu bạn làm như vậy với con thì con có chịu được không?’ Bạn nên để dành những lời trách mắng này cho tới khi bé lớn hơn – khi bé có thể thực sự hiểu được cảm nhận của người khác và có khả năng tiếp nhận lời nói của bạn trong những tình huống tương tự.

Hành vi của bé hai tuổi đơn giản là tự bộc phát. Đôi khi, bạn sẽ có cảm giác lo lắng rằng bé hư hoặc mất kiểm soát. Nhưng bạn không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này sẽ sớm chấm dứt khi bé lớn hơn. Bé hoạt động nhiều, xô đẩy người khác cũng không có gì khác thường so với các bé ít nói, nhút nhát ít thể hiện.

Trong giai đoạn này, bé chỉ quan tâm tới mong muốn của bản thân nhưng trò mà bé thích chơi nhất lại là bắt chước người khác. Các trò tưởng tượng và đóng vai được các bé cực kì yêu thích ở độ tuổi này. Vì vậy, bạn hãy bắt chước y chang giọng nói hay hành động của một nhân vật nào đó mà bé yêu thích khi dỗ bé ăn hay đi ngủ. Đôi khi, bé quấy khóc và không chịu nghe lời, những lúc như thế này bé lại rất thích đóng vai ba mẹ và còn bắt chước giống bạn y chang nữa. Những hoạt động vui chơi này giúp bé hiểu được cảm nhận của những người khác và sẽ có các tác động tích cực với thái độ và tính cách của bé sau này. Nếu bạn có những hành động và lời nói không hay thì bé sẽ học lại những điều đó từ bạn. Vì vậy, bố mẹ nên cẩn thận khi nói chuyện hay khuyên nhủ bé nhé!

Cách tốt nhất để bé 2 tuổi học được cách cư xử đúng đắn với những người xung quanh là hãy thường xuyên luyện tập cùng bé. Đừng vì thái độ ngang bướng của bé mà cấm đoán không cho bé chơi cùng các trẻ khác. Bạn chỉ cần theo dõi các hành động của bé để chắc chắn các bé không đánh nhau hay làm bị thương bé khác. Bé sẽ học được nhiều điều mới lạ trong lúc chơi đấy nhé!

Bạn có thể quan tâm:

7 cách kích thích sự phát triển của bé

8 cách tạo môi trường phát triển cho bé

9 cột mốc phát triển của bé

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Social Development: 2 Year Olds. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/Social-Development-2-Year-Olds.aspx. Ngày truy cập 08/06/2016

Phiên bản hiện tại

10/12/2019

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo