HMO là dưỡng chất đa lượng có hàm lượng cao thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo [1]. Nghiên cứu cho thấy, dưỡng chất này mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe trẻ nhỏ, đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Vậy HMO là chất gì và có lợi cho trẻ nhỏ như thế nào?
Hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được HMO là gì, vai trò của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cũng như cách bổ sung HMO cho trẻ, mẹ nhé!
Hoạt chất HMO là gì?
HMO có tên đầy đủ là Human Milk Oligosaccharide, là nhóm dưỡng chất đa dạng về cấu trúc và chức năng sinh học với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo [1]. Nghiên cứu cho thấy, HMO chỉ có trong sữa mẹ, không có trong sữa bò hay sữa của các loài động vật có vú khác [2]. Nồng độ HMO cao nhất xuất hiện trong sữa non, lên tới 20 – 23g/lít. Khi sữa non chuyển đổi thành sữa trưởng thành, lượng HMO giảm xuống còn 12 – 14g/lít [1].
Hiện có khoảng 200 loại HMO khác nhau đã được tìm thấy [2] và được phân thành 3 nhóm chính với 6 đại diện tiêu biểu ở từng phân nhóm là [7], [8], [9], [10]:
- Nhóm Non-fucosylated: chiếm khoảng 42-55% tổng lượng HMO trong sữa mẹ. Trong phân nhóm này có LNT với một trong những vai trò chính là làm thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột.
Nhóm Sialylated: Chiếm khoảng 12-14% tổng lượng HMO. 2 trong số HMO quan trọng thuộc nhóm này là 3’-SL và 6’-SL có chức năng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho bé. Nhóm Fucosylated: Chiếm khoảng 35-50% tổng lượng HMO trong sữa mẹ với vai trò chính là tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, tối ưu hệ vi sinh đường ruột. 2’-FL, 3-FL và DFL là đại diện nổi bật của phân nhóm này, trong đó 2’-FL và DFL là bộ đôi HMO hơn 40% bà mẹ Việt Nam có khả năng không tổng hợp được do thiếu gen FUT2. Nghiên cứu đã chứng minh bổ sung kết hợp cả 6 HMO ở đủ cả 3 phân nhóm sẽ giúp đa dạng chủng lợi khuẩn cũng như tạo tiềm năng tương hỗ và cộng hưởng giữa các chủng để tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể cho bé [11]. Việc thiếu hụt 2 HMO 2’-FL và DFL ít nhiều sẽ khiến bé không nhận được đầy đủ các lợi ích tiềm năng từ sự kết hợp do 6 HMO mang lại. Tuy không cung cấp nhiều năng lượng như các dưỡng chất cùng nhóm khác, nhưng HMO có vai trò hỗ trợ nâng cao hiệu quả hệ thống miễn dịch bằng cách nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột và cạnh tranh, ngăn chặn, ức chế các tác nhân gây bệnh [3]. Những lợi ích độc đáo của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là sự kết hợp của 6 HMO thuộc đủ cả 3 phân nhóm kể trên sẽ được chia sẻ chi tiết hơn trong phần dưới đây.
Bật mí 6 lợi ích của HMO đối với trẻ em
Sau khi đã biết được HMO là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của chất này đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Dưới đây là 6 lợi ích của HMO mà các nhà khoa học đã nghiên cứu được:
Giúp trẻ phòng chống các bệnh viêm nhiễm
HMO có tác dụng cạnh tranh, ức chế sự tiếp cận/bám dính của các tác nhân gây bệnh lên niêm mạc biểu mô; hỗ trợ tăng cường, phát triển lớp nhầy niêm mạc biểu mô, giúp tăng cường sức khỏe hệ niêm mạc; giúp nuôi dưỡng – hỗ trợ phát triển lợi khuẩn. Khi kết hợp với hệ lợi khuẩn trong đường ruột sẽ tạo hiệu ứng synbiotics, giúp tăng cường sản sinh kháng thể tại chỗ và hệ thống; tăng hoạt tính và hiệu quả của các tế bào miễn dịch, đồng thời tạo môi trường và một số hoạt chất gây bất cho hại khuẩn cũng như các tác nhân gây bệnh khác [4].
Tác dụng của HMO là gì? Kháng khuẩn và kháng virus
HMO có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus nhờ vào khả năng hạn chế sự bám dính của mầm bệnh. Nhiều loại virus hoặc vi khuẩn phải bám vào bề mặt tế bào biểu mô để sinh sôi và gây bệnh. Thông qua cơ chế bắt chước các thụ thể để hạn chế sự liên kết của mầm bệnh với tế bào chủ, HMO ngăn chặn trực tiếp các mầm bệnh, vi khuẩn và độc tố xâm nhập vào tế bào. Các mầm bệnh không có khả năng bám vào bề mặt tế bào sẽ được đào thải ra ngoài mà không gây bệnh [1].
HMO giúp hoàn thiện chức năng niêm mạc biểu mô
HMO trong sữa mẹ có tác dụng gì? HMO tương tác với glycans có trong bề mặt của tế bào biểu mô ruột hoặc với tế bào đuôi gai nhô ra lòng ruột từ lớp đệm. Điều này làm cho HMO có thể hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển của hàng rào biểu mô [4]. HMO cũng giúp tối ưu hệ vi sinh vật, từ đó sản xuất axit béo chuỗi ngắn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh [4].
Chức năng của HMO là gì? Tăng cường khả năng miễn dịch
HMO giúp tăng cường khả năng miễn dịch bởi vì thành phần này nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột của bé [1], [5]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, HMO ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào miễn dịch. HMO có thể hỗ trợ phát triển niêm mạc và hệ thống miễn dịch toàn thân. Đặc biệt, HMO trong sữa non có thể hỗ trợ kháng viêm và điều hòa hiệu quả hoạt động của bạch cầu đơn nhân [4].
Bổ sung đủ 6 HMO sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển mạnh mẽ
Mỗi loại HMO sẽ có tiềm năng tác động đến cơ thể trẻ theo một cách khác nhau. Tuy nhiên, việc kết hợp bổ sung đủ cả 6 HMO thuộc 3 phân nhóm kể trên sẽ mang đến cho bé các lợi ích như: [11]
- Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
- Có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
- Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit-béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ.
Bổ sung HMO cho trẻ như thế nào?
Sau khi biết được HMO là gì và các tác dụng của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên bổ sung HMO cho các bé càng sớm càng tốt trong những năm tháng đầu đời. Vậy, làm sao để bổ sung hoạt chất HMO cho bé? Có 2 nguồn dinh dưỡng chính sau đây mà mẹ có thể lựa chọn:
1. Sữa mẹ là nguồn cung cấp HMO dồi dào cho bé
Nguồn thực phẩm dồi dào HMO nhất chính là sữa mẹ, đặc biệt là sữa non [1]. Bé bú mẹ sẽ nhận được đầy đủ các HMO thuộc cả 3 phân nhóm trên. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp cơ thể mẹ thiếu hụt HMO DFL và HMO 2’-FL do thiếu hụt gen FUT2 (khoảng 40% bà mẹ Việt Nam gặp phải tình trạng này) [16]. Việc thiếu hụt DFL và 2’-FL có thể sẽ khiến “combo” 6 HMO không hoàn chỉnh để tối ưu các chức năng hỗ trợ sức khỏe. Do đó, với mẹ đang cho con bú muốn dặm thêm sữa ngoài thì nên ưu tiên chọn công thức sữa có cả 6 HMO, đặc biệt là HMO DFL để bé nhận được nhiều lợi ích nhất từ sự kết hợp của 6 HMO này.
Để đảm bảo có đủ sữa cung cấp HMO cho trẻ, mẹ bỉm nên lưu ý những điều sau [6]:
- Mẹ cần đảm bảo uống đủ nước, không bỏ bữa, chế độ ăn cân đối, lành mạnh trong giai đoạn cho bé bú
- Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể giữa mỗi lần cho bé bú
- Đảm bảo cho con bú thường xuyên, cho bé bú đúng cách
- Vắt sữa đều đặn để kích thích sản xuất sữa sau mỗi lần bé bú còn thừa, hoặc không có điều kiện cho bú khi căng sữa.
2. Sữa công thức bổ sung HMO cho bé
Nếu không đủ sữa cho bé bú hoặc không đủ điều kiện để nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có tham khảo thêm ý kiến của nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp gần với chuẩn vàng sữa mẹ có hàm lượng HMO cao và nhiều loại HMO. Hiện HMO là thành phần hiện diện trong hầu hết công thức sữa cho trẻ nhỏ nhưng không phải công thức sữa nào cũng có hàm lượng HMO như nhau. Gần đây, với sự tiến bộ khoa học trong nghiên cứu dinh dưỡng, đặc biệt là sữa công thức, không chỉ dừng lại ở 5 HMO mà có những công thức sữa chứa đến 6 HMO nhiều nhất tại Việt Nam, thành phần có hàm lượng có thể lên đến khoảng 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ [12].
Công thức sữa cải tiến với 6 HMO giúp hệ tiêu hóa của bé được củng cố và hoàn thiện tốt hơn khi thành phần không chỉ có các HMO quen thuộc như 3-FL – HMO có thể được hấp thu vào hệ tuần hoàn và thực hiện các chức năng miễn dịch [13], [14], LNT – HMO là “thức ăn” của lợi khuẩn đường ruột… mà còn có sự hiện diện của DFL – HMO giúp hỗ trợ phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ [15].
Đặc biệt, công thức sữa tiên tiến này còn có sự hiện diện của đạm whey giàu alpha-lactalbumin với tỷ lệ gần nhất với hàm lượng trong sữa mẹ (khoảng 2 – 3g/lít) và 2 tỷ lợi khuẩn BB-12 và LGG tính trên 100g bột, khi kết hợp với HMO sẽ tạo thành thành “bộ ba” hoàn hảo tiệm cận với chuẩn “vàng” sữa mẹ, mang đến nhiều lợi ích nhất cho hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt là sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột. Bởi việc 2 tỷ lợi khuẩn sẽ giúp tăng “quân số” cho lợi khuẩn đường ruột, trong khi đó, HMO sẽ là thức ăn cho lợi khuẩn, thúc đẩy lợi khuẩn phát triển.
Trong việc lựa chọn công thức sữa cho bé hiện nay, để yên tâm hơn về chất lượng sữa, mẹ cũng nên ưu tiên chọn sản phẩm sữa đạt chứng nhận Purity Award và First 1000 Day Promise. Đây là những giải thưởng khắt khe nhất từ Clean Label Project về sự tinh khiết khi được áp dụng cho các sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt chú trọng kiểm tra các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong những năm đầu đời như kim loại nặng, siêu vi nhựa, các chất hóa học có hại khác trong sản phẩm.. Bởi 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và thể chất lâu dài, đặc biệt là với não bộ và hệ miễn dịch của trẻ.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được HMO là gì cũng như những lợi ích của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù sữa mẹ là nguồn bổ sung HMO lý tưởng nhưng nếu không thể cho bé bú, mẹ hãy yên tâm vì vẫn có thể cho bé dùng công thức sữa có chứa hàm lượng HMO cao cùng nhiều dưỡng chất khác giúp con phát triển tiêu hóa tốt hơn, từ đó phát triển toàn diện hơn.