backup og meta

Uống thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn khi cho con bú: Điều mẹ cần biết

Uống thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn khi cho con bú: Điều mẹ cần biết

Thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai tiện lợi, hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng, liệu uống thuốc tránh thai khi cho con bú có gây hại cho bé cưng hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa?

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được uống thuốc tránh thai khi cho con bú có sao không.

Sau khi sinh con bao lâu thì phụ nữ có thể mang thai trở lại?

Trước khi biết uống thuốc tránh thai khi cho con bú được không, cùng tìm hiểu vấn đề sau khi sinh con bao lâu thì phụ nữ có thể mang thai trở lại, kể cả là sinh mổ hay sinh thường?

Sau sinh 6 tuần, phụ nữ đã có khả năng mang thai trở lại. Nếu không ngừa thai, bạn có thể bị “vỡ kế hoạch” khi cơ thể chưa phục hồi. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp là lựa chọn được nghĩ đến hàng đầu.

Thế nhưng, nếu đang cho con bú thì uống thuốc tránh thai có sao không? Hoặc nếu đã uống thuốc tránh thai có cho con bú được không? Mời bạn đọc tiếp để có câu trả lời.

Cho con bú có uống thuốc tránh thai hàng ngày được không?

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai hàng ngày được không? Đang cho con bú uống thuốc tránh thai có sao không? Đây là những thắc mắc rất thường gặp của mẹ bỉm bởi có nhiều thông tin cho rằng hormone chứa trong thuốc ngừa thai sẽ ảnh hưởng đến bé thông qua sữa mẹ.

Thực tế, đối với câu hỏi uống thuốc tránh thai cho con bú có sao không, thì mẹ bỉm vẫn có thể dùng thuốc tránh thai. Hiện nay, có 2 loại thuốc tránh thai khi đang cho con bú:

  • Thuốc chỉ chứa Progestin
  • Thuốc ngừa thai dạng phối hợp

Cả 2 loại thuốc tránh thai này đều có tác dụng tránh thai hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đang cho con bú, các chị em nên chọn những loại thuốc phù hợp và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Uống thuốc tránh thai khi cho con bú hàng ngày, mẹ nên chọn loại nào?

Đa phần trong thời gian cho con bú, rất nhiều mẹ bỉm sẽ lựa chọn dùng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, nếu đang cho con bú, phụ nữ nên sử dụng loại thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin (POC).

1. Thuốc chỉ chứa progestin (POC)

Đây là thuốc tránh thai hàng ngày cho con bú tốt nhất mà mẹ nên lựa chọn. Loại thuốc này chỉ chứa một lượng nhỏ progesterone, do đó không làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa cũng như chất lượng sữa.

Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ nên dùng sau khi sinh khoảng 6 tuần vì lúc này sự tiết sữa đã hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu uống thuốc tránh thai POC khi cho con bú, bạn cần chú ý uống đúng thời điểm, thậm chí nếu trì hoãn khoảng 3 – 4 giờ cũng có thể gây ra vấn đề.

2. Thuốc tránh thai phối hợp

Đây là loại thuốc không được khuyến khích sử dụng bởi dù có khả năng tránh thai cao nhưng chứa 2 hormone là estrogen và progesterone. Dù 2 hormone này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng lại làm giảm việc sản xuất sữa mẹ đến 41,9%.

Nếu có ý định sử dụng, tốt nhất, bạn nên chờ cho đến khi con được 6 tháng, bởi nửa năm đầu tiên là khoảng thời gian mà bé cần rất nhiều sữa mẹ. Khi bước vào giai đoạn tập ăn dặm, lượng sữa mẹ dù bị giảm cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp khi cho con bú được không?

uống thuốc tránh thai khi cho con bú

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không, có sao không? Nếu bạn đang thắc mắc đang cho con bú uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không, thì bạn vẫn có thể sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp nhưng chỉ dùng trong những trường hợp thật sự cần thiết.

Nếu có thể áp dụng các biện pháp tránh thai khác an toàn, hiệu quả hơn thì không nên lạm dụng thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, nếu sử dụng 1 viên thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin ít thì cũng không gây hại cho con yêu.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có 2 loại là:

  • Thuốc chứa hoạt chất levonorgestrel (tên thương mại là Postinor 1 hoặc Postinor 2), một “phiên bản nhân tạo” của hormone progesterone tự nhiên do buồng trứng sản xuất có tác dụng trì hoãn quá trình rụng trứng. Bạn có thể uống loại thuốc tránh thai này trong vòng 72 giờ kể từ khi quan hệ tình dục.
  • Thuốc chứa hoạt chất mifepriston 10mg (tên thương mại Mifestad 10, Mifentra 10): Thuốc tránh thai khẩn cấp mikfepris 10 có ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú không? Thuốc chứa hoạt chất mifepriston 10mg có tác dụng ngăn cản quá trình rụng trứng và sự tạo ổ của trứng. Từ đó, tạo nên công dụng tránh thai khẩn cấp với 1 liều duy nhất trong vòng 120 giờ sau khi có quan hệ tình dục.

Cả 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp trên đều có tác dụng ngừa thai rất hiệu quả nhưng nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp khi cho con bú thì mẹ chỉ nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp cho con bú chứa hoạt chất levonorgestrel. Mặc dù một lượng nhỏ hormone trong thuốc này có thể đi vào sữa mẹ nhưng nó không gây hại cho bé. Trong khi, các loại thuốc chứa hoạt chất mifepriston thường chống chỉ định cho bà mẹ đang cho con bú.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau bao lâu thì cho con bú?

Như vậy là mẹ đã biết uống thuốc tránh thai khi cho con bú được không. Nếu mẹ đang thắc mắc “uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau bao lâu thì cho con bú?”, thì như đã đề cập, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể phát huy công dụng trong vòng 72 giờ sau thời gian quan hệ. Các mẹ cần lưu ý nên uống thuốc càng sớm càng tốt vì hiệu quả đem lại sẽ cao hơn. Thuốc được đánh giá là tối ưu nhất nếu dùng ngay trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ.

Tác dụng phụ của việc uống thuốc tránh thai khi cho con bú

  • Giảm sản xuất sữa mẹ:  Đây là tác dụng phụ quan trọng nhất mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố. Những loại thuốc này có thể làm giảm lượng sữa tiết ra.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Những loại thuốc ngừa thai nội tiết có thể làm bạn trở nên cáu gắt và khó chịu. Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về điều này nhưng rất nhiều bà mẹ đã gặp phải.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bị đái tháo đường thai kỳ, việc sử dụng POC làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong vòng một năm. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai nhé.

Một số đối tượng không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

uống thuốc tránh thai khi cho con bú

Câu trả lời cho vấn đề uống thuốc tránh thai khi cho con bú được không còn phụ thuộc vào từng đối tượng. Một số đối tượng không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, bao gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai, hoặc nghi ngờ mình đang có thai. Và để an toàn hơn, cần thử nước tiểu hoặc làm xét nghiệm máu để biết xác định xem mình có mang thai hay không.
  • Người bị dị ứng với levonorgestrel hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người muốn ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục. Việc sử dụng thuốc tránh thai sẽ không đảm bảo bạn không mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Do đó, bạn cần dùng thêm biện pháp ngừa thai hỗ trợ (như tránh giao hợp hay sử dụng bao cao su…) trong 2 ngày sau khi uống viên thuốc tránh thai.

Bên cạnh đó, các mẹ bỉm không nên uống thuốc tránh thai khi cho con bú loại thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên. Việc dùng thuốc nhiều lần trong một chu kỳ kinh sẽ ảnh hưởng không tốt đến nội tiết tố và thời điểm rụng trứng.

Lưu ý về việc uống thuốc tránh thai khi cho con bú

hỏi bác sĩ về các biện pháp ngừa thai an toàn

Nếu bạn muốn uống thuốc tránh thai khi cho con bú, hãy ghi nhớ những điểm sau:

  • Nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn về phương pháp ngừa thai phù hợp nhất
  • Hãy thận trọng với thuốc ngừa thai kết hợp nếu bạn muốn cho con bú trong 6 tháng đầu
  • Dùng thuốc liều thấp nhưng cũng đừng quên nhờ bác sĩ sản phụ khoa tư vấn
  • Nếu lượng sữa bạn tiết ra giảm hoặc nếu bé có vấn đề về trọng lượng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Có thể đây là lúc mà bạn nên chọn một biện pháp tránh thai khác.
  • Nếu bạn nghĩ rằng việc thiếu ngủ và kiệt sức có thể khiến thuốc POC không hiệu quả, hãy sử dụng các biện pháp khác.

Một số biện pháp tránh thai an toàn với mẹ cho con bú

1. Có lựa chọn khác ngoài thuốc POC không?

Ngoài biện pháp uống thuốc tránh thai khi cho con bú, nếu không thích dùng thuốc viên hoặc là người hay quên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc ngừa thai khác như:

2. Các biện pháp thay thế uống thuốc tránh thai khi cho con bú

Với những chị em gặp các vấn đề về sữa mẹ khi dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp thì nên cân nhắc để chọn biện pháp khác thay thế cho việc uống thuốc tránh thai khi cho con bú. Ngoài ra, phái nữ cũng không nên quá lo lắng do quên uống thuốc, hay lo sợ xảy ra các tác dụng phụ của thuốc. Một số những biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Dùng bao cao su: Đây là một trong những phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả, thay thế cho việc uống thuốc tránh thai khi cho con bú. Theo số liệu thống kê, 98% trường hợp dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ sẽ giúp tránh thai thành công. Ngoài ra, bao cao su có công dụng ngăn ngừa các bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường tình dục, trong khi các loại thuốc tránh thai khẩn cấp hoàn toàn không có công dụng này.
  • Que cấy tránh thai: Với nội tiết tố Etonogestrel hoặc Levonorgestrel có trong que, được cấy vào vùng dưới da bên tay không thuận của chị em. Đây được xem là phương pháp không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay khả năng tiết sữa mẹ, thay thế cho phương pháp uống thuốc tránh thai khi cho con bú. Sau khi cấy 24 giờ, que sẽ bắt đầu có công dụng nhất định, kéo dài từ 2 – 5 năm tùy theo loại.
  • Biện pháp đặt vòng: Vòng tránh thai có hình dáng hình chữ T, kích thước khá nhỏ, được đặt trong tử cung của người mẹ. Hiệu quả của vòng có thể kéo dài tới 10 năm và cũng không ảnh hưởng tới việc cho con bú. Tuy nhiên, do tùy theo cơ địa của mỗi người, các chị em nên đi khám và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên uống thuốc tránh thai khi cho con bú không. Thực tế, những viên thuốc này không gây hại cho bé, do đó bạn có thể yên tâm sử dụng, mà không lo sẽ ảnh hưởng đến chất lương sữa được tiết ra cho bé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Contraception During Breastfeeding https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/15280-contraception-during-breastfeeding Ngày truy cập: 12/05/2023

Birth Control and Breastfeeding https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Birth-Control-and-Breastfeeding.aspx Ngày truy cập: 12/05/2023

Contraception after giving birth https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/Contraception-after-childbirth Ngày truy cập: 12/05/2023

Combined Oral Contraceptives for Mothers Who Are Breastfeeding https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2005/1001/p1303.html Ngày truy cập: 12/05/2023

Emergency contraception (morning after pill, IUD)

https://www.nhs.uk/conditions/contraception/emergency-contraception/ Ngày truy cập: 25/3/2021

Is It Safe To Take Birth Control Pills During Breastfeeding?  

http://www.momjunction.com/articles/is-it-safe-to-take-birth-control-pills-during-breastfeeding_00120167/ Ngày truy cập 03/01/2017

Birth control methods

https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/birth-control-methods#:~:text=Short%2Dacting%20hormonal%20methods%2C%20such,from%20getting%20to%20the%20egg. Ngày truy cập 21/9/2021

Emergency Contraception and Breastfeeding https://www.seslhd.health.nsw.gov.au/sites/default/files/migration/Mothersafe/documents/EmergencyContraceptionandBreastfeeding.pdf Ngày truy cập:25/3/2021

Is it safe to use the Morning After Pill if I’m breastfeeding? https://www.contraception.org.au/emergency/morning-after-pill-breastfeeding/ Ngày truy cập:25/3/2021

Phiên bản hiện tại

12/05/2023

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 12/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo