backup og meta

Chỉ số apgar ở trẻ sơ sinh và điều bố mẹ cần biết

Chỉ số apgar ở trẻ sơ sinh và điều bố mẹ cần biết

Nếu đã từng sinh con, bạn chắc hẳn là thấy chỉ số apgar trong cuốn sổ khám sức khỏe của con được bệnh viện phát sau khi bạn sinh con. Vậy bạn đã biết chỉ số này là gì không? Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số này ở trẻ sơ sinh nhé. 

Ngay khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ được tiến hành kiểm tra apgar. Tuy nhiên, bạn đừng quá mong bé sẽ có một điểm số tuyệt đối. Đây là bài kiểm tra đầu tiên của bé và không có ý nghĩa dự đoán về hành vi và trí tuệ của bé.

Chỉ số apgar là gì?

Chỉ số apgar ở trẻ sơ sinh là bài kiểm tra sức khỏe đầu tiên mà bé thực hiện sau khi chào đời nhằm đánh giá tổng quát sức khỏe của con. Chỉ số này mang đến mục đích đánh giá sức khỏe tổng quát của trẻ sơ sinh ngay khi chào đời.

Khi nào và vì sao phải kiểm tra chỉ số apgar?

Kiểm tra apgar được thực hiện ngay sau khi sinh. Điểm kiểm tra được ghi lại sau 1 và 5 phút kể từ lúc bé chào đời.

Chỉ số apgar sẽ cung cấp thông tin về sức khỏe thể chất của con yêu, giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị cần phải thực hiện ngay lập tức và trong tương lai.

Tiêu chí đánh giá của chỉ số này như thế nào?

vì sao phải kiểm tra chỉ số apgar

Chỉ số apgar được đánh giá thông qua 5 tiêu chí màu da, nhịp tim, phản xạ kích thích, cử động và hô hấp.

Xếp hạng chỉ số apgar ở trẻ sơ sinh

Để tiến hành bài kiểm tra cho bé, bác sĩ sẽ tiến hành đo 5 chỉ số apgar và cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 2, tổng điểm lý tưởng của 5 chỉ số là 10. Những em bé khỏe mạnh sẽ có chỉ số này trên 7 ở lần thử đầu tiên. Những trẻ có chỉ số thấp từ 4 – 6 cần được hỗ trợ y tế như thở oxy hoặc hút đờm. Trẻ sơ sinh có chỉ số apgar thấp hơn 4 cần đặt trong tình trạng cấp cứu.

Ở phút thứ 5 sau sinh, điểm từ 7 đến 10 là bình thường. Nếu điểm số dưới 7, bé sẽ phải tiếp tục được theo dõi và kiểm tra lại mỗi 5 phút trong vòng 20 phút. Điểm apgar thấp hơn điểm bình thường không có nghĩa là bé sẽ gặp vấn đề về sức khỏe lâu dài.

Nhịp tim:

0 – Mất nhịp tim

1 – Ít hơn 100 nhịp mỗi phút cho thấy bé không phản ứng nhanh

2 – Hơn 100 nhịp mỗi phút cho thấy bé khỏe mạnh

Hô hấp:

0 – Không thở

1 – Tiếng khóc yếu ớt, không đều hoặc thở hổn hển

2 – Tốt, khóc to

Cử động:

0 – Không

1 – Vài cử động gập ở chân và cánh tay

2 – Gập chân và tay chống lại cử động duỗi

Phản xạ kích thích:

0 – Không đáp ứng

1 –  Nhăn mặt, khóc yếu ớt

2 – Khóc hay rụt lại

Màu da:

0 – Toàn bộ cơ thể của bé có màu xanh hoặc nhợt nhạt

1 – Nhợt nhạt ở các chi, thân hồng hào

2 – Không có dấu hiệu nhợt nhạt, toàn thân hồng hào.

Ngoài chỉ số apgar, bé cần làm xét nghiệm gì trong ngày đầu tiên sau sinh? Mời bạn tham khảo thêm bài Ngày đầu tiên sau sinh của bé sẽ như thế nào/p>

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Your Child’s First Test: The APGAR  

http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/apgar-test/

Ngày truy cập 15/03/2018

Your Baby’s First Test: Understanding the Apgar Score 

https://childdevelopmentinfo.com/development/babys-first-test-understanding-apgar-score/#.Wqnj2ZcxU2w

Ngày truy cập 15/03/2018

Phiên bản hiện tại

24/11/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Phú


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 24/11/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo