Linh hoạt khi sử dụng tay
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay, hành động với tới hay nắn bóp một món đồ vật trước độ tuổi tiêu chuẩn sẽ cho thấy rằng bé có năng khiếu với tay của mình. Tuy nhiên, bé phát triển muộn hơn ở khía cạnh này không có nghĩa là bé sẽ kém cỏi hơn sau này.
Những dấu hiệu chỉ ra sự phát triển trí tuệ của bé như sức sáng tạo, óc hài hước, kỹ năng giải quyết vấn đề thường không thể hiện rõ cho tới cuối năm đầu và đầu năm hai. Nhưng cuối cùng, nếu được cha mẹ tạo nhiều cơ hội, sự động viên và sự thúc đẩy, các tài năng thiên bẩm của bé sẽ kết hợp lại và giúp bé phát triển thành người mà bé mong muốn như hoạ sĩ tài năng, thợ máy, nhà đầu tư, thầy giáo, v.v…
Mặc dù các bé phát triển với những tốc độ khác nhau, nhưng nếu không có những cản trở trong môi trường hay thể chất, bạn cần chú ý tới 2 tiêu chuẩn cơ bản sau: Thứ nhất, bé sẽ phát triển từ đầu đến chân. Bé sẽ biết cách nâng đầu dậy trước khi giữ lưng thẳng đứng để tự ngồi và giữ lưng thăng bằng để ngồi trước khi tự đứng trên đôi chân của mình. Thứ hai, bé sẽ phát triển từ trong ra ngoài. Bé sẽ sử dụng cánh tay trước khi sử dụng bàn tay, bàn tay trước ngón tay. Sự phát triển này đi lên theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp.
Một khía cạnh khác của sự học hỏi của bé nằm ở sự tập trung cao độ để học một kỹ năng nào đó. Bé có thể không hứng thú với việc bập bẹ nói trong khi lại rất thích học cách bật người dậy. Một khi bé lĩnh hội được một kỹ năng nhất định, bé sẽ chuyển sang học hỏi phát triển kỹ năng khác và có thể sẽ quên đi kỹ năng cũ đã học, ít nhất là tạm thời. Cuối cùng, bé sẽ có thể kết hợp tất cả những kỹ năng khác nhau và sử dụng chúng một cách ngẫu nhiên và linh hoạt. Nhưng trong hiện tại, bạn đừng lo lắng nếu bé hay quên những gì vừa mới học hay nhìn bạn một cách “vô hồn” khi được yêu cầu thể hiện một kỹ năng đã học nào đó.
Bất kể tốc độ phát triển của con bạn nằm ở đâu, những thứ bé đạt được ở năm đầu tiên luôn rất đáng nể. Hãy tận hưởng quãng thời gian này và cho bé thấy bạn rất quan tâm và hạnh phúc vì điều đó. Bằng cách chấp nhận quá trình phát triển, hãy cho bé thấy bạn hài lòng với “kế hoạch phát triển” của riêng bé. Bạn cần tránh so sánh con với những đứa bé khác hay với một tiêu chuẩn phát triển nào đó. Biểu đồ phát triển hằng tháng trong sách không phải được in ấn ra nhằm kích thích sự đố kỵ của các bậc cha mẹ khi con họ không phát triển bằng mức tiêu chuẩn được đề ra. Thay vào đó, biểu đồ đó sẽ cho cha mẹ thấy được quá trình phát triển của bé hiện ở mức bình thường để cha mẹ chắc chắn rằng bé không gặp phải bất cứ vấn đề nào cần được hỗ trợ từ cha mẹ và các chuyên gia.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!