backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh cho con bú có được ăn chocolate không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 17/04/2023

    Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh cho con bú có được ăn chocolate không?

    Chocolate là món ăn yêu thích của nhiều người, kể cả các mẹ bỉm. Thế nhưng, khi cho con bú có được ăn chocolate? Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ tổng hợp thông tin nhằm giải đáp thắc mắc này cho bạn. 

    Khi đang cho con bú, bạn có thể ăn nhiều món để tăng cường sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ. Chocolate không phải là ngoại lệ. Bạn vẫn có thể ăn nếu sau khi ăn, bé bú mẹ không tỏ ra khó chịu, bị đau bụng hoặc có các vấn đề khác liên quan đến đường tiêu hóa.

    Thành phần của chocolate

    Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cung cấp, hàm lượng dinh dưỡng có trong một thanh chocolate đen hoặc ngọt với khối lượng là 41 gram (khoảng 1,4 ounce) bao gồm:

    • Calo : 216
    • Chất béo : 13,6g
    • Natri : 8,2 mg
    • Carbohydrate : 24,7g
    • Chất xơ : 2,6g
    • Đường : 20g
    • Chất đạm : 1,8g

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chocolate có chứa một lượng rất nhỏ caffeine và một lượng lớn chất liên quan được gọi là theobromine. Theobromine là một chất kích thích có tác dụng đối với cơ thể tương tự như caffeine.

    Thực tế, không có khuyến cáo về lượng theobromine nào an toàn mà chúng ta, đặc biệt là những bà mẹ nuôi con bú được dùng. Tuy nhiên, lượng theobromine trong chocolate mà bạn ăn sẽ không gây ra vấn đề gì cho em bé trừ khi bạn tiêu thụ một lượng rất lớn.

    Có thể bạn quan tâm

    Hàm lượng ca cao trong chocolate càng cao thì hàm lượng theobromine càng cao. Do đó, chocolate đen chứa nhiều theobromine nhất, chocolate sữa chứa hàm lượng chất này ít nhất, chocolate trắng không được làm từ ca cao rắn nên không có theobromine. Thế nhưng hầu hết các chuyên gia y tế đều cho rằng chocolate đen là lựa chọn lành mạnh hơn vì nó chứa hàm lượng đường và chất béo thấp hơn.

    Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh cho con bú có được ăn chocolate không?

    cho con bú có được ăn chocolate không

    Mẹ sau sinh cho con bú có được ăn chocolate không? Câu trả lời sẽ ở dưới đây, bạn đừng bỏ lỡ!

    1. Tại sao mẹ cho con bú thèm ăn

    Khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn phải cho con bú thường xuyên kể cả đêm ngày. Điều này khiến bạn có nguy cơ bị thiếu ngủ, cơ thể bạn có xu hướng “ngủ nông” để đáp ứng nhu cầu của em bé như chăm sóc và cho bú.

    Theo một số chuyên gia, tình trạng thiếu ngủ này sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động của não bộ và tác động đến khả năng ra quyết định của nó. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đói và cảm giác thèm ăn dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Do đó, một số mẹ bỉm sẽ có xu hướng thích nhấm nháp đồ ngọt chẳng hạn như chocolate.

    2. Mẹ sau sinh cho con bú có được ăn chocolate không?

    Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì việc ăn uống lành mạnh là một điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe và duy trì nguồn dinh dưỡng của sữa mẹ. Do đó, nếu bạn ăn chocolate và cho con bú, bé không bị dị ứng, không đau bụng hoặc không có các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa thì bạn có thể ăn nhưng cần giới hạn ở một lượng vừa phải.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, nếu lỡ ăn nhiều chocolate, mẹ cần để ý những dấu hiệu sau đây ở bé:

    • Đầy hơi dẫn đến ợ hơi hoặc xì hơi
    • Nôn mửa
    • Tiêu chảy
    • Phát ban
    • Buồn nôn
    • Bồn chồn
    • Tăng động
    • Mất ngủ
    • Cáu gắt
    • Bỏ bú.

    Nếu bé có một trong các triệu chứng trên, bạn hãy dừng ăn chocolate và theo dõi kỹ các biểu hiện của bé để có biện pháp xử lý đúng cách. Lưu ý rằng nếu các triệu chứng mà trẻ gặp phải có liên quan đến việc bạn ăn chocolate khi cho con bú, các triệu chứng này sẽ tự khỏi trong vòng 3 đến 7 ngày. Nếu các triệu chứng của trẻ kéo dài hoặc có xu hướng nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

    Chocolate ảnh hưởng đến bé và mẹ như thế nào?

    cho con bú có được ăn chocolate không

    Ngoài việc thắc mắc cho con bú có được ăn chocolate, nhiều mẹ bỉm cũng băn khoăn về vấn đề caffeine trong chocolate ảnh hưởng đến bé và mẹ như thế nào? Theo các chuyên gia, việc mẹ dung nạp quá nhiều caffeine từ chocolate có thể gây ra các vấn  đề sau:

  • Caffeine có trong chocolate là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề cho bé.
  • Ăn nhiều chocolate khiến cho hàm lượng caffeine trong máu tăng cao, làm giảm tiết lượng sữa mẹ khi đang cho con bú.
  • Caffeine trong máu sẽ chuyển sang sữa mẹ (khoảng 1%) và trực tiếp chuyển vào cơ thể bé. Lượng caffeine này thường khiến bé cảm thấy khó chịu: đau bụng, dễ cáu gắt, hiếu động quá mức, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí là mất ngủ.
  • Nếu bạn ăn chocolate ở mức độ vừa phải, lượng theobromine trong chocolate không phải là điều khiến bạn lo lắng. Theobromine có tác dụng như caffeine đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên cũng cần hạn chế sử dụng ở phụ nữ đang cho bú.
  • Nếu bạn tiêu thụ hơn 750mg caffeine hoặc theobromine mỗi ngày, bé sẽ bị mất ngủ và khó chịu.
  • Giải đáp thắc mắc  những câu hỏi thường gặp quanh việc ăn chocolate khi cho con bú?

    cho con bú có được ăn chocolate không

    1. Mẹ cho con bú nên ăn chocolate đen hay trắng?

    Đến đây hẳn là các mẹ bỉm sẽ thắc mắc vậy đối với mẹ cho con bú, chocolate trắng có phải là lựa chọn tốt hơn chocolate đen hay không? Câu trả lời là “có”. Như trên đã đề cập, chocolate đen có hàm lượng caffeine và theobromine cao hơn chocolate trắng. Điều này làm cho chocolate trắng trở thành lựa chọn tốt hơn.

    Do đó, nếu bạn rất muốn ăn chocolate, lời khuyên là hãy chọn chocolate trắng thay vì chocolate đen để giảm đi tác dụng phụ sau đó.

    2. Chỉ nên tiêu thụ bao nhiêu caffeine mỗi ngày khi cho con bú?

    Có khá nhiều các món ăn làm từ chocolate như bánh kem/bánh quy chocolate, kem chocolate, sữa chocolate… Do đó, những món ăn này hoàn toàn có thể chứa một lượng caffeine nhất định.

    Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mức tiêu thụ caffeine trung bình trong thời gian cho con bú là trong khoảng 300mg mỗi ngày. Mẹ cho con bú tiêu thụ lượng caffeine ở mức này thường sẽ không ảnh hưởng đến bé. Do đó, bạn cần cân đối lượng caffeine tiêu thụ từ các thức uống (cà phê, trà, soda…) và các món có chocolate.

    Thực tế là khả năng dung nạp caffeine của mỗi bé khác nhau. Do đó, ngoài lượng caffeine có thể tiêu thụ theo khuyến nghị ở trên, bạn nên tự điều chỉnh dựa theo khả năng tiếp nhận của bé. Đa số các bác sĩ đều khuyến cáo bạn không nên ăn những thức ăn chứa caffeine cho đến khi hệ tiêu hóa của bé phát triển ổn định.

    3. Mẹ cho con bú uống thuốc nhuận tràng vị chocolate có được không?

    Theo các chuyên gia, việc mẹ dùng thuốc nhuận tràng vị chocolate có thể sẽ chuyển vào sữa mẹ nhưng sẽ không gây hại cho bé. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

    4. Mẹ sau sinh có nên uống chocolate nóng?

    cho con bú có được ăn chocolate không

    Nhiều mẹ thường thắc mắc uống chocolate nóng khi cho con bú có an toàn không? Câu trả lời là thỉnh thoảng bạn có thể uống một tách chocolate nóng. Tuy nhiên, hãy để ý đến bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra với em bé. Nếu bé cưng có một trong các triệu chứng đã đề cập ở trên, bạn không nên tiêu thụ chocolate thêm nữa.

    5. Bé bú mẹ bị dị ứng sau khi mẹ ăn chocolate là do đâu?

    Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), dị ứng thực sự với ca cao là rất hiếm. Tuy nhiên, bạn có thể có phản ứng dị ứng sau khi ăn chocolate do các thành phần tạo nên món ăn này chẳng hạn như hạt cây hoặc sữa.

    Bên cạnh đó, một vài trẻ có thể gặp rắc rối với tình trạng không thể dung nạp sữa hoặc bị dị ứng với trứng. Nếu chocolate mà bạn ăn có chứa các chất gây dị ứng sẽ khiến bé gặp rắc rối.  Đôi khi dầu được sử dụng để chế biến chocolate cũng có thể là  nguyên nhân gây dị ứng.

    Có thể bạn quan tâm

    Hãy đi khám ngay nếu bạn nghi ngờ rằng mình hay bé có thể bị dị ứng với chocolate hoặc bất kỳ thành phần nào của nó.

    6. Ăn chocolate khi cho con bú có thể gặp những vấn đề sức khỏe nào?

    Theo các chuyên gia, chocolate có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó vẫn là một nguồn cung cấp chất béo bão hòa và đường đáng kể. Việc dung nạp quá nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến bệnh tim và các bệnh liên quan đến béo phì. Bên cạnh đó, thói quen tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung cũng gây ra các vấn đề sức khỏe tương tự.

    Một số người chia sẻ rằng họ bị chứng đau nửa đầu hành hạ hoặc các triệu chứng của tình trạng trào ngược axit dạ dày có xu hướng trầm trọng hơn sau khi ăn chocolate. Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh những vấn đề sức khỏe bất lợi này, hãy chọn loại chocolate có 70% cacao hoặc hơn và thưởng thức nó như một món ăn vặt hơn là một phần thông thường trong kế hoạch ăn uống của bạn.

    Đến đây, hẳn là bàn đã có được câu trả lời cho thắc mắc mẹ cho con bú có được ăn chocolate không và lượng tiêu thụ là bao nhiêu.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Văn Thu Uyên

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 17/04/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo