backup og meta

Mẹ cho con bú khi đi làm lại: Làm sao để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá khi trẻ không có đầy đủ điều kiện bú mẹ?

Mẹ cho con bú khi đi làm lại: Làm sao để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá khi trẻ không có đầy đủ điều kiện bú mẹ?

Sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất giúp đa dạng hệ vi sinh đường ruột nhằm tạo nền tảng phát triển vững chắc cho bé [1]. Thế nhưng, thực tế việc thu xếp, cân đối hợp lý giữa công việc và chăm sóc bé là rất khó. Vậy làm sao để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ khi mẹ đi làm lại?

Làm sao để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ khi mẹ đi làm lại?

Tổ chức Y thế Thế giới khuyến cáo mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú đến 2 năm đầu nếu có thể [2]. Do đó, nếu vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ vẫn nên tiếp tục duy trì việc cho bé bú. Giải pháp lúc này mẹ có thể cân nhắc là vắt và dự trữ sẵn sữa đúng cách và đảm bảo vệ sinh – an toàn thực phẩm vì sữa là môi trường vi khuẩn dễ phát triển và làm ấm lại cho bé dùng mỗi khi đến cữ bú. Tuy nhiên, nếu dùng phương pháp này, mẹ sẽ cần lưu ý [3], [4]:

  • Rửa tay thật sạch, tiệt trùng dụng cụ vắt cũng như túi/bình dự trữ trước khi bắt đầu vắt sữa.
  • Chia nhỏ phần sữa đã vắt phù hợp với một cữ bú của bé và ghi chú rõ ngày tháng để biết rõ thời hạn sử dụng của mỗi phần.
  • Ở nhiệt độ môi trường (25oC hoặc lạnh hơn) trong vòng 4 giờ.
  • Ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 độ C không quá 4 ngày.
  • Cấp đông khoảng -18 độ C sử dụng trong vòng 6 tháng là tốt nhất. Tuy nhiên lưu ý điều kiện bảo quản sữa đặc biệt khi để trong ngăn mát tủ lạnh hay ngăn trữ đông. Không được để cùng các thực phẩm khác vì nguy cơ nhiễm khuẩn sữa cao
  • Sữa sau khi rã đông chỉ nên được sử dụng trong vòng 24 giờ, hãy đổ bỏ phần sữa còn dư nếu bé không bú hết sau 2 giờ và tuyệt đối đừng làm nóng đi nóng lại sữa nhiều lần.

Việc đều đặn cho con bú không chỉ giúp cơ thể mẹ tiếp tục sản xuất thêm nguồn sữa, giúp lượng sữa mẹ không bị ít đi sau khi quay trở lại với công việc, từ đó không những giúp bé vẫn tiếp tục nhận được nguồn dinh dưỡng chất lượng nhất trong những năm tháng đầu đời mà còn hỗ trợ mẹ trong việc kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ stress và các bệnh lý buồng trứng và ung thư vú sau này.

Trong trường hợp bắt buộc do các chỉ định điều trị bệnh của Y khoa về vấn đề sức khỏe của mẹ như mẹ nhiễm HIV, mắc bệnh lý ung thư, phải xạ trị hay áp xe tuyến vú thì mẹ có thể ngừng cho trẻ bú tạm thời hoặc kéo dài theo chỉ định của bác sỹ và nuôi dưỡng trẻ bằng sữa công thức [5].

Ngoài ra, nếu quyết định dùng thêm sữa ngoài để hỗ trợ, điều quan trọng là mẹ cần chọn cho bé những công thức sữa được lấy cảm hứng từ sữa mẹ, có các thành phần tốt cho tiêu hóa, điển hình là bộ đôi lợi khuẩn và chất xơ, đặc biệt là HMO để giúp bé hấp thu tốt, nhanh “hạp sữa”. Bởi hệ tiêu hóa là nơi trực tiếp tiếp nhận nguồn thực phẩm, biến chúng thành năng lượng và dưỡng chất mà cơ thể có thể sử dụng được [6], [7]. Ngoài ra, hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe hệ miễn dịch bởi có khoảng 70% tế bào miễn dịch tập trung ở đường ruột [8]. Do đó, nếu quá trình tiêu hóa – hấp thu của bé không được thuận lợi thì sức đề kháng nói riêng hay sức khỏe tổng thể nói chung ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Công thức sữa với 6 HMO cùng 2 tỷ lợi khuẩn BB12TM và LGGTM trong 100g bột – Giải pháp hỗ trợ mẹ chăm bé khỏe khi đi làm lại

chăm sóc tiêu hóa cho bé

Công thức sữa 6 HMO đầu tiên tại Việt Nam được lấy cảm hứng từ sữa mẹ sẽ là giải pháp hỗ trợ tiêu hóa cho bé khi mẹ không thể tiếp tục cho bé bú hoặc khi sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. Bởi công thức sữa này có lượng HMO phù hợp, với đủ cả 6 HMO, 6 HMO này đạt khoảng 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ, trong khi với công thức sữa chứa 5 HMO thì thành phần này chỉ đạt khoảng 48 – 55% tổng lượng HMO trong sữa mẹ. Ngoài ra, công thức sữa 6 HMO cải tiến còn có đồng thời 2 loại HMO hay bị thiếu hụt trong nhiều công thức sữa là 3-FL hoặc DFL và thuộc đủ 3 nhóm chính là nhóm Fucosylated, nhóm Sialylated và nhóm Non-fucosylated. HMO là các dưỡng chất có hoạt tính sinh học có hàm lượng cao thứ 3 trong sữa mẹ, đóng vai trò là thức ăn “khoái khẩu” cho lợi khuẩn và mang đến cho trẻ các lợi ích như giúp cân đối hệ vi sinh đường ruột, ngăn chặn sự bám dính của các tác nhân gây bệnh, để từ đó hạn chế một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy… [9], [10]. Nghiên cứu còn cho thấy khi bổ sung đồng thời 6 HMO này còn mang đến cho trẻ các lợi ích như: [11]

  • Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
  • Có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ.

Bên cạnh thành phần HMO, công thức sữa cải tiến với 6 HMO còn bổ sung lượng lợi khuẩn với hàm lượng hợp lý. Lợi khuẩn là những chủng vi khuẩn “thân thiện” thường trú và có lợi với đường ruột. Hiện đã có khoảng 200 chủng lợi khuẩn đã được xác định có tồn tại trong sữa mẹ, đa phần trong số đó là các chủng vi khuẩn như Lactobacillus, Bacteroides và Bifidobacterium. Những loại vi khuẩn này có khả năng lên men lactose và các loại đường đơn thành axit lactic để trẻ có thể hấp thụ và giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa ở trẻ [12]. Công thức sữa cải tiến với 6 HMO sẽ bổ sung cho bé 2 tỷ lợi khuẩn BB12LGG™ – đây là những lợi khuẩn thuộc 2 chủng quan trọng là Lactobacillus và Bifidobacterium.

Ngoài ra, công thức sữa 6 HMO cải tiến còn có hàm lượng đạm whey giàu alpha-lactalbumin với hàm lượng 2,2g/L gần với chuẩn vàng sữa mẹ (2 – 3g/L). Đạm whey giàu alpha-lactalbumin là thành phần protein chiếm khoảng 25% tổng lượng đạm có trong sữa mẹ. Đây là một loại đạm dễ tiêu, gần như được hấp thu hoàn toàn trong đường ruột và là nguồn cung cấp axit amin thiết yếu cho bé. Đồng thời alpha-Lactalbumin còn giúp tạo điều kiện để bé tăng cường hấp thu các khoáng chất thiết yếu, quan trọng đối với quá trình tổng hợp protein như sắt, kẽm… [13]

Nhìn chung, dù có quay lại với công việc thì mẹ vẫn nên cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ đến hết 2 năm đầu đời bằng cách vắt sữa và lưu trữ sữa đúng cách và cần đảm bảo vệ sinh – an toàn thực phẩm. Nếu không còn giải pháp nào tốt hơn mẹ có thể cân nhắc lựa chọn giải pháp bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ. Khi lựa chọn, hãy ưu tiên công thức sữa với 6 HMO cùng 2 tỷ lợi khuẩn BB12TM& LGGTM và đạm whey giàu alpha-Lactalbumin nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé trong thời gian này và giúp trẻ hạn chế gặp phải các vấn đề tiêu hóa khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức. Ngoài ra, đừng ngại chia sẻ những khó khăn trong việc chăm sóc bé với người thân, bạn bè, đồng nghiệp để có thể nhận được sự hỗ trợ một cách tốt nhất.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Human Breast Milk Composition and Function in Human Health: From Nutritional Components to Microbiome and MicroRNAs https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8471419/Ngày truy cập: 27/12/2024

2. Continued breastfeeding at 2 years (%) https://www.who.int/data/gho/indicator-metadata-registry/imr-details/354Ngày truy cập: 27/12/2024

3. Breastfeeding and going back to work https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/back-to-work/Ngày truy cập: 27/12/2024

4. Breast Milk Storage and Preparation https://www.cdc.gov/breastfeeding/breast-milk-preparation-and-storage/handling-breastmilk.htmlNgày truy cập: 27/12/2024

5. Breastfeeding – deciding when to stop https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-deciding-when-to-stopNgày truy cập: 27/12/2024

6. Digestive System https://my.clevelandclinic.org/health/body/7041-digestive-systemNgày truy cập: 27/12/2024

7. Development of the Digestive System—Experimental Challenges and Approaches of Infant Lipid Digestion https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3528963/Ngày truy cập: 27/12/2024

8. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33803407/Ngày truy cập: 27/12/2024

9. Human Milk Oligosaccharides (HMOs): structure, function, and enzyme-catalyzed synthesis https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9235823/Ngày truy cập: 27/12/2024

10. Changes in HMO Concentrations throughout Lactation: Influencing Factors, Health Effects and Opportunities https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8308359/Ngày truy cập: 27/12/2024

11. De Bruyn F, James K, Cottenet G, Dominick M, Katja J. Combining Bifidobacterium longum subsp. infantis and human milk oligosaccharides synergistically increases short chain fatty acid production ex vivo. Commun Biol. 2024;7(1):943. Published 2024 Aug 4. doi:10.1038/s42003-024-06628-1. Ngày truy cập: 27/12/2024

12. Lactobacillus Bacteria in Breast Milk https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7764098/Ngày truy cập: 27/12/2024

13. Alpha Lactalbumin https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/alpha-lactalbuminNgày truy cập: 27/12/2024

Phiên bản hiện tại

20/01/2025

Tác giả: Giang Tran

Tham vấn y khoa: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Công thức sữa với 6 HMO đột phá đầu tiên tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Mẹ mới sinh không có sữa phải làm sao bổ sung sữa cho bé vừa đủ lượng vừa giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe? Sữa công thức bổ sung 6 HMO, thành phần đạt 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ sẽ là “trợ thủ”!


Tham vấn y khoa:

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội


Tác giả: Giang Tran · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo