backup og meta

Chia sẻ của bác sĩ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sinh mổ

Chia sẻ của bác sĩ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sinh mổ

Sự khác biệt giữa sinh mổ và sinh thường không chỉ dừng lại ở cách thức đưa bé ra khỏi bụng mẹ mà nghiên cứu còn cho thấy trẻ sinh mổ còn bỏ lỡ cơ hội nhận được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật của mẹ.1 Không những vậy, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy mối tương quan giữa trẻ sinh mổ và một hệ miễn dịch kém hơn.2 Ngoài ra, trẻ sinh mổ còn có nhiều nguy cơ hơn trong việc gặp các vấn đề như suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng đường hô hấp và thậm chí là thừa cân.3

Tuy nhiên, hệ vi sinh vật không ngừng thay đổi và có thể được cải thiện. Một cách để trẻ sinh mổ có được một hệ vi sinh khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh là một chế độ dinh dưỡng tốt.4 Mời mẹ cùng tham khảo ý kiến chuyên gia về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ!

Lời khuyên mới nhất từ chuyên gia dinh dưỡng

Vậy quan điểm của bác sĩ và các nhà khoa học về dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ là gì? Theo Giáo sư Barbara Marriage – chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa với 40 năm kinh nghiệm cho biết: “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà trẻ sinh mổ cần. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho con bú kéo dài có thể giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột gần giống với trẻ sinh thường. Những hệ quả về sức khỏe của trẻ sinh mổ có thể kéo dài trong suốt những năm đầu đời, hay thậm chí là khi trẻ đã lên 5. Do đó, tôi luôn khuyến khích việc cho con bú càng lâu càng tốt.

Với những mẹ không thể cho con bú hoặc lựa chọn không nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tìm đến ngân hàng sữa hoặc chọn mua sữa công thức để hỗ trợ mẹ trong việc cung cấp dinh dưỡng cho con. Sữa công thức phải đảm bảo nhu cầu căn bản của trẻ về năng lượng và các dưỡng chất đa lượng. Bên cạnh dòng sữa cơ bản, còn có các dòng sữa cao cấp được bổ sung nhiều hơn các dưỡng chất giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ sinh mổ như 5 HMOs ((2’ -FL, 3-FL, LNT, 3’-SL, và 6’-SL) ở hàm lượng cao, nucleotides và probiotics.

Theo Tiến sĩ Marriage, “Nếu không thể cho bé bú sữa mẹ và phải sử dụng sữa công thức, mẹ nên cân nhắc lựa chọn những sản phẩm sữa có thành phần giúp tăng khả năng miễn dịch ở trẻ. Các chất dinh dưỡng hoặc thành phần có chứa HMOs, đặc biệt là 5 HMOs (2’ -FL, 3-FL, LNT, 3’-SL, và 6’-SL) dồi dào trong sữa mẹ, nucleotide, probiotics, vitamin và chất khoáng. Đối với trẻ em thường xuyên bị bệnh, viêm đường hô hấp tái phát, tôi khuyến nghị các chất dinh dưỡng có hàm lượng dưỡng chất bảo vệ cao cho trẻ đến 5 tuổi, thậm chí là sau đó.”

HMO là gì? Tại sao trẻ sơ sinh cần HMO?

HMO, viết tắt của từ human milk oligosaccharide – phân tử oligosaccharide có trong sữa mẹ, là một trong những loại đường hoạt tính sinh học xuất hiện nhiều nhất trong sữa mẹ.5 Như tên gọi của mình, HMO có nguồn gốc từ sữa mẹ, tuy nhiên, nhờ thành quả nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học đã có thể tổng hợp dưỡng chất HMO với số lượng lớn.6 Các loại sữa công thức cho trẻ có chứa HMO được thiết kế để thu ngắn khoảng cách về mặt dinh dưỡng giữa trẻ bú sữa công thức và trẻ bú mẹ.

Hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh

HMO hoạt động như một prebiotic.7 Prebiotic là thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn này sản sinh axit béo chuỗi ngắn giúp ngăn chặn sự bành trướng của hại khuẩn. Sự phát triển của lợi khuẩn có thể bắt đầu từ khi trẻ còn trong bụng mẹ và có thể chịu tác động từ nhiều yếu tố cho đến khi trẻ lên 3 tuổi.5,7 Để giúp phát triển và nuôi dưỡng lợi khuẩn, góp phần giúp hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung dưỡng chất HMO sớm và đầy đủ cho trẻ.

Ngăn chặn vi khuẩn và vi rút gây bệnh

Ngoài việc làm thức ăn cho lợi khuẩn, HMO còn có nhiều công dụng khác. Một trong số đó là ngăn chặn khả năng bám dính và xâm nhập vào cơ thể của các vi khuẩn và virus có hại.7 Vì thế, có thể xem HMO là hàng rào phòng vệ bổ sung cho trẻ trước tác nhân gây bệnh.

5 loại HMOs

Một trong những đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sữa công thức là khả năng bổ sung HMO vào sữa cho bé. 

Trong nhiều nghiên cứu khác nhau5,8, trẻ sơ sinh được cho bú sữa công thức có 2’-FL và LNnT (lacto-N-neotetraose), một đồng phân của LNT. Kết quả cho thấy, so với nhóm trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ được bú sữa công thức có chứa HMO có quần thể vi khuẩn đa dạng tương tự như trẻ bú sữa mẹ. “Quân số” lợi khuẩn Bifidobacterium đông đảo hơn, trong khi số lượng các loại hại khuẩn như EscherichiaPeptostreptococcaceae lại thấp hơn.5 Vậy có loại sữa công thức nào tốt hơn sữa có 2 HMO không? Sữa có cả 5 loại HMO thì sao?

Một số thương hiệu sữa công thức đột phá nhất trong lĩnh vực sữa cho trẻ sơ sinh đã tìm ra cách kết hợp 2’-FL và LNT với 3 loại HMO khác là 3-Fucosyllactose (3-FL), 3′-Sialyllactose (3’-SL), và 6′-Sialyllactose (6’-SL).

Điểm khác biệt mới nhất đến từ sự có mặt của 3-FL. Có nhiều nghiên cứu cho thấy 3-FL có khả năng tăng cường miễn dịch tương tự và thậm chí cao hơn 2’-FL. Một nghiên cứu chỉ ra 3-FL ngăn cản sự bám dính của các hại khuẩn ở ruột tốt hơn 2’-FL và trong một nghiên cứu khác, 3-FL cho thấy khả năng giảm co thắt ở ruột tốt hơn 2’-FL. Điều này có thể giúp ích cho trẻ bị rối loạn nhu động ruột.9 Cả 2’-FL và 3-FL đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hàng rào phòng thủ ở ruột bằng cách kích thích sự phát triển hoàn thiện của glycocalyx trong tế bào biểu mô ruột. 3-FL cho thấy hiệu quả cao hơn 2’-FL.10

Một nghiên cứu khác thử nghiệm hiệu quả chống bám dính của 3’-SL và 6’-SL đối với Clostridioides difficile, loại hại khuẩn có thể chiếm đến 70% hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy cả hai loại HMO đều hạn chế đáng kể khả năng bám dính và chiếm đóng của C. difficile trong ống nghiệm.11

Hiện đã có nhiều loại sữa công thức được phát triển dành riêng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, chẳng hạn như trẻ có hệ miễn dịch kém. Việc ngày càng có nhiều sữa công thức được bổ sung hàm lượng cao 5 HMOs đã giúp nâng cao chất lượng, mang sữa công thức đến gần hơn với tiêu chuẩn vàng của sữa mẹ. Từ đó, giúp cải thiện và nâng sức khỏe của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ và giúp bé có cơ hội nhận được nhiều dưỡng chất chỉ có trong sữa mẹ trong thời gian dài.

Các dưỡng chất khác được chuyên gia khuyến nghị bổ sung cho trẻ sinh mổ

Probiotics

Hiện nay, đa số mọi người đều quen thuộc với các chế phẩm bổ sung probiotics. Một trong những chủng probiotics được biết đến cũng như nghiên cứu nhiều nhất là Bifidobacterium animalis subsp. lactis (BB-12). Hàng trăm nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trên người đã cho thấy những lợi ích tuyệt vời của chúng với hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.12 Một số lợi ích của BB-12 bao gồm:12

  • Ít bị tiêu chảy hơn
  • Giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc kháng sinh lên lợi khuẩn đường ruột
  • Tăng cường sức đề kháng chống nhiễm trùng đường hô hấp

Nucleotides

Nucleotides là các phân tử gồm một bazơ nitơ, một nhóm phốt phát và một phân tử đường. Khi kết hợp thành một chuỗi, nucleotides là thành phần cấu trúc tạo nên chuỗi DNA và RNA. Khi đứng một mình, nucleotides có tác động đến chức năng miễn dịch và góp phần sửa chữa đường ruột.13 Phân của trẻ sơ sinh bú sữa công thức có chứa nucleotides có các loại vi sinh tương tự với trẻ bú mẹ.14

Việc trẻ sơ sinh bị ốm là điều rất khó tránh khỏi. Chính vì vậy, việc cho bé bú mẹ là hết sức cần thiết bởi sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, nucleotides còn được chứng minh là có thể giúp hỗ trợ sản xuất nhiều kháng thể hơn15 , từ đó, giúp cơ thể trẻ tăng khả năng chống lại nhiễm trùng và nhanh hồi phục16.

Lưu ý quan trọng dành cho mẹ và bé sinh mổ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, được bổ sung dưỡng chất tăng cường miễn dịch là chìa khóa giúp trẻ sinh mổ lấp đầy khoảng cách về miễn dịch với trẻ sinh thường. HMO, đặc biệt là 5 HMOs ((2’ -FL, 3-FL, LNT, 3’-SL, và 6’-SL) là thành phần tự nhiên có trong sữa mẹ và đã được tổng hợp thành công để đưa vào sữa công thức, góp phần giúp trẻ bú sữa công thức hưởng các lợi ích miễn dịch từ HMO. Các chuyên gia tin rằng HMO cùng các dưỡng chất khác như probiotics và nucleotides là những chất thiết yếu mà mẹ cần tìm kiếm khi lựa chọn sữa công thức cho con.

Bạn sắp gia nhập “team” sinh mổ? Bạn lo lắng bé sinh mổ dễ bị ốm hơn bé sinh thường và không biết nên chăm sóc bé như thế nào là tốt nhất? Nếu vậy, tải ngay “Cẩm nang chăm sóc mẹ và bé sinh mổ” để có thêm một vài thông tin hữu ích bạn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

  1. Kim, G., Bae, J., Kim, M. J., Kwon, H., Park, G., Kim, S.-J., Choe, Y. H., Kim, J., Park, S.-H., Choe, B.-H., Shin, H., & Kang, B. (2020). Delayed establishment of gut microbiota in infants delivered by cesarean section. Frontiers in Microbiology, 11. https://doi.org/10.3389/fmicb.2020.02099
  2. Kim, G., Bae, J., Kim, M. J., Kwon, H., Park, G., Kim, S.-J., Choe, Y. H., Kim, J., Park, S.-H., Choe, B.-H., Shin, H., & Kang, B. (2020). Delayed establishment of gut microbiota in infants delivered by cesarean section. Frontiers in Microbiology, 11. https://doi.org/10.3389/fmicb.2020.02099
  3. Słabuszewska-Jóźwiak, A., Szymański, J. K., Ciebiera, M., Sarecka-Hujar, B., & Jakiel, G. (2020). Pediatrics consequences of caesarean section—a systematic review and meta-analysis. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17(21), 8031. https://doi.org/10.3390/ijerph17218031
  4. Guo, C., Zhou, Q., Li, M., Zhou, L., Xu, L., Zhang, Y., Li, D., Wang, Y., Dai, W., Li, S., & Zhang, L. (2020). Breastfeeding restored the gut microbiota in caesarean section infants and lowered the infection risk in early life. BMC Pediatrics, 20(1). https://doi.org/10.1186/s12887-020-02433-x 
  5. Wiciński, M., Sawicka, E., Gębalski, J., Kubiak, K., & Malinowski, B. (2020). Human milk oligosaccharides: Health benefits, potential applications in infant formulas, and pharmacology. Nutrients, 12(1), 266. https://doi.org/10.3390/nu12010266
  6. Priem, B., Gilbert, M., Wakarchuk, W. W., Heyraud, A., & Samain, E. (2002). A new fermentation process allows large-scale production of human milk oligosaccharides by metabolically engineered bacteria. Glycobiology, 12(4), 235–240. https://doi.org/10.1093/glycob/12.4.235 
  7. Ray, C., Kerketta, J. A., Rao, S., Patel, S., Dutt, S., Arora, K., Pournami, F., & Bhushan, P. (2019). Human milk oligosaccharides: The journey ahead. International Journal of Pediatrics, 2019, 1–8. https://doi.org/10.1155/2019/2390240
  8. Thum, C., Wall, C. R., Weiss, G. A., Wang, W., Szeto, I. M.-Y., & Day, L. (2021). Changes in HMO concentrations throughout lactation: Influencing factors, health effects and opportunities. Nutrients, 13(7), 2272. https://doi.org/10.3390/nu13072272  
  9. Pitt, J., Chan, M., Gibson, C., Hasselwander, O., Lim, A., Mukerji, P., Mukherjea, R., Myhre, A., Sarela, P., Tenning, P., Himmelstein, M. W., & Roper, J. M. (2019). Safety Assessment of the biotechnologically produced human-identical milk oligosaccharide 3-fucosyllactose (3-FL). Food and Chemical Toxicology, 134, 110818. https://doi.org/10.1016/j.fct.2019.110818
  10. Kong, C., Elderman, M., Cheng, L., Haan, B. J., Nauta, A., & Vos, P. (2019). Modulation of intestinal epithelial glycocalyx development by human milk oligosaccharides and non‐digestible carbohydrates. Molecular Nutrition & Food Research, 63(17), 1900303. https://doi.org/10.1002/mnfr.201900303
  11. Piotrowski, M., Wultańska, D., & Pituch, H. (2021). The prebiotic effect of human milk oligosaccharides 3’- and 6’-sialyllactose on adhesion and biofilm formation by Clostridioides difficile – pilot study. Microbes and Infection, 104929. https://doi.org/10.1016/j.micinf.2021.104929 
  12. Jungersen, M., Wind, A., Johansen, E., Christensen, J., Stuer-Lauridsen, B., & Eskesen, D. (2014). The science behind the probiotic strain bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12®. Microorganisms, 2(2), 92–110. https://doi.org/10.3390/microorganisms2020092
  13. Ding, T., Song, G., Liu, X., Xu, M., & Li, Y. (2021). Nucleotides as optimal candidates for essential nutrients in living organisms: A Review. Journal of Functional Foods, 82, 104498. https://doi.org/10.1016/j.jff.2021.104498
  14. Singhal, A., Macfarlane, G., Macfarlane, S., Lanigan, J., Kennedy, K., Elias-Jones, A., Stephenson, T., Dudek, P., & Lucas, A. (2008). Dietary nucleotides and fecal microbiota in formula-fed infants: A randomized controlled trial. The American Journal of Clinical Nutrition, 87(6), 1785–1792. https://doi.org/10.1093/ajcn/87.6.1785 
  15. Parschat, K., Melsaether, C., Jäpelt, K. R., & Jennewein, S. (2021). Clinical evaluation of 16-week supplementation with 5HMO-mix in healthy-term human infants to determine tolerability, safety, and effect on growth. Nutrients, 13(8), 2871. https://doi.org/10.3390/nu13082871

Phiên bản hiện tại

28/03/2023

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Cập nhật bởi: Thảo Nguyễn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/03/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo