backup og meta

Mách mẹ bí quyết chăm sóc dinh dưỡng giúp con tiêu hóa tốt từ những ngày đầu

Mách mẹ bí quyết chăm sóc dinh dưỡng giúp con tiêu hóa tốt từ những ngày đầu

Đường ruột có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và được xem là “bộ não thứ hai” của con người. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo cha mẹ chú ý chăm sóc sức khỏe đường ruột của bé từ những ngày đầu sau sinh để giúp con tiêu hóa tốt và khỏe mạnh. Trong đó, một trong những giải pháp trọng điểm là thông qua dinh dưỡng với nguồn sữa chứa đủ cả 6 HMO quan trọng là 3-FL, DFL, 2’FL, LNT, 3’SL và 6-SL để hỗ trợ sự phát triển hệ vi sinh đường ruột ở trẻ trong những năm tháng đầu đời [1].

Phát triển hệ vi sinh vật đường ruột – “Chìa khóa” giúp con tiêu hóa tốt từ những ngày đầu sau sinh

Đường ruột là một môi trường phong phú, linh động, chứa hàng nghìn tỷ tế bào vi khuẩn tạo thành mối quan hệ cộng sinh với vật chủ [2]. Ngay từ khi được sinh ra, hệ vi sinh vật đường ruột đã có những vai trò thiết yếu đối với sức khỏe tiêu hóa và sự phát triển khỏe mạnh của bé. Vi sinh vật “cư ngụ” tại đường ruột sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình tiêu hóa, chuyển hóa và thải trừ chất dinh dưỡng [3].

Đặc biệt, những vi sinh vật này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lên men và chuyển hóa chất xơ thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA). SCFA được sản xuất sẽ tạo ra một môi trường có độ PH thấp trong ruột kết (ruột già), từ đó thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn và ức chế mầm bệnh. Song song đó, các axit béo chuỗi ngắn này còn cung cấp năng lượng cho các tế bào biểu mô ruột, thúc đẩy nhu động ruột hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa – hấp thu, góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể của bé [2], [4].

Các nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột được xem là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ và sức khỏe tương lai về lâu dài. Trong 1000 ngày đầu đời, hệ vi sinh đường ruột của bé đang trong quá trình hoàn thiện và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, đây là lúc mẹ có thể “tranh thủ” chăm sóc dinh dưỡng để giúp con xây dựng và phát triển hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh [2].

Mách mẹ bí quyết chăm sóc dinh dưỡng giúp con phát triển hệ vi sinh đường ruột từ những ngày đầu

phát triển hệ vi sinh đường ruột

Lựa chọn nguồn dinh dưỡng chứa 6 HMO

HMO là dưỡng chất đa lượng trong sữa mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển hệ vi sinh đường ruột của bé. HMO đóng vai trò như một prebiotics và thực hiện các chức năng chủ yếu ở đại tràng, trở thành thức ăn “khoái khẩu” của lợi khuẩn. Trẻ được bổ sung HMO sẽ giúp đa dạng và tăng quân số lợi khuẩn đường ruột [8]. Bên cạnh đó, sự tương tác giữa HMO và lợi khuẩn còn giúp sản sinh các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) cần cho quá trình trưởng thành của các tế bào biểu mô ruột và tăng cường chức năng hàng rào đường ruột, giúp ngăn mầm bệnh xâm nhập vào hệ tiêu hóa [9].

HMO được phân thành 3 nhóm với 6 “đại diện” nổi bật là Nhóm Fucosylated HMO – Nhóm có ưu thế trong bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa: 2’-FL, DFL và 3-FL, trong đó 3-FL và DFL giúp tăng cường sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacterium spp; Nhóm Sialylated HMO – Nhóm ưu thể trong hỗ trợ sức đề kháng và chức năng não bộ : 3’-SL, 6’-SL; Non-fucosylated HMOs – Nhóm có ưu thế nuôi dưỡng lợi khuẩn: LNT. [5], [6], [7], [8].

Mỗi HMO sẽ có tiềm năng tác động đến cơ thể bé theo nhiều cách khác nhau. Nghiên cứu cho thấy việc có “combo” 6 HMO này sẽ mang đến các lợi ích như: [10]

  • Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
  • Có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit-béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ.

Thế nhưng, làm sao để giúp con nhận được cả 6 HMO? Một trong những cách đơn giản mà mẹ có thể bổ sung cho bé thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, cứ 5 bà mẹ Việt Nam thì có khoảng 2 người thiếu gen FUT2, gen hỗ trợ tiết hai HMO chuyên biệt là 2’-FL và DFL [17]. Ngoài ra, không phải bà mẹ nào cũng có đủ điều kiện cho bé bú. Với những trường hợp mẹ không đủ điều kiện sức khỏe để cho bé bú mẹ hoặc muốn bé nhận đủ cả 6 HMO thì hãy lựa chọn các công thức sữa cải tiến có hàm lượng HMO phù hợp, đặc biệt có đủ 6 HMO, chúng chiếm khoảng 58% tổng hàm lượng HMO có trong sữa mẹ.

Không chỉ bổ sung HMO hoạt động nuôi dưỡng lợi khuẩn, công thức sữa được cải tiến còn bổ sung 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM và LGGTM, cùng với đó đạm whey giàu alpha-lactalbumin với hàm lượng khoảng 2,2g/lít “gần với sữa mẹ” giúp trẻ thuận lợi trong quá trình tiêu hóa – hấp thu.

Ngoài ra, công thức sữa còn chứa các chất xơ hòa tan FOS và GOS đóng vai trò như prebiotic giúp tối ưu lợi khuẩn đường ruột, chẳng hạn như Bifidobacteria, qua đó giảm hại khuẩn gây bệnh [11], [12].

Các giải pháp chăm sóc tiêu hóa khác cho bé

bé vận động tốt cho tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn đầu đời chưa phát triển hoàn thiện nên ngoài việc chú trọng chăm sóc dinh dưỡng, mẹ cũng cần áp dụng thêm những biện pháp chăm sóc khác như:

  • Vỗ ợ hơi cho bé: Khi bú sữa, bé có thể nuốt phải nhiều khí, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó chịu, quấy khóc nên bé cần được vỗ ợ hơi. Mẹ có thể vỗ ợ hơi cho bé trong quá trình cho bú hoặc sau cữ bú bằng nhiều tư thế khác nhau như bế bé đặt trên vai, giữ bé ngồi trên đùi… rồi dùng tay vỗ lưng bé một cách nhẹ nhàng để giúp bé ợ hơi, hạn chế ọc sữa, trớ sữa [14].
  • Massage cho bé: Massage vùng bụng quanh rốn của bé theo chiều kim đồng hồ là cách hỗ trợ cải thiện vấn đề tiêu hóa an toàn, hiệu quả, đặc biệt là với trẻ bị táo bón hoặc đầy hơi. Mẹ cũng có thể di chuyển chân của bé theo tư thế đạp xe để giúp con giảm táo bón [15].
  • Khuyến khích bé vận động, tập thể dục: Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện cho bé vui chơi, vận động và tập thể dục thường xuyên. Các hoạt động thể chất có tác động rất tích cực đến sức khỏe tiêu hóa của con. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là tránh để bé vận động mạnh ngay sau bữa ăn. Mẹ cũng nên tạo sự thoải mái thay vì tạo ra áp lực, căng thẳng cho trẻ khi tham gia các hoạt động này [16].
  • Không nên lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, kháng sinh cũng có thể tiêu diệt luôn các lợi khuẩn sống gây mất cân đối hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy, nếu không được bác sĩ chỉ định thì mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh [17].

Chăm sóc dinh dưỡng giúp bé tiêu hóa tốt là một trong những yếu tố giúp con có nền tảng sức khỏe tốt trong quá trình phát triển. Trong đó, chăm sóc tiêu hóa thường tập trung vào việc phát triển hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ từ những năm tháng đầu đời. Mặc dù sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất nhưng nếu không có điều kiện cho bé bú, mẹ vẫn có thể yên tâm chọn cho con công thức sữa có 6 HMO cùng 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM và LGGTM giúp con tăng cường sức khỏe đường ruột, tiêu hóa tốt để phát triển khỏe mạnh.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Boston Children’s Health Physicians

https://bchp.childrenshospital.org/news/gut-health Truy cập ngày 10/12/2024

2. Tiny Allies, Big Impact: A Comprehensive Exploration Of Infant Gut Microbiome And Its Lifelong Health Implications

https://www.iosrjournals.org/iosr-jpbs/papers/Vol18-issue6/Ser-2/B1806021013.pdf Truy cập ngày 10/12/2024

3. The Infant Microbiome: Implications for Infant Health and Neurocognitive Development

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4681407/#:~:text=Infants%20born%20vaginally%20have%20a,et%20al.%2C%202010 Truy cập ngày 10/12/2024

4. Functional effects of human milk oligosaccharides (HMOs)

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10026937/ Truy cập ngày 10/12/2024

5. Human milk oligosaccharides: Every baby needs a sugar mama https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3406618/

6. Inefficient Metabolism of the Human Milk Oligosaccharides Lacto-N-tetraose and Lacto-N-neotetraose Shifts Bifidobacterium longum subsp. infantis Physiology https://www.frontiersin.org/journals/nutrition/articles/10.3389/fnut.2018.00046/full

7. Zabel BE, Gerdes S, Evans KC, et al. Strain-specific strategies of 2′-fucosyllactose, 3-fucosyllactose, and difucosyllactose assimilation by Bifidobacterium longum subsp. infantis Bi-26 and ATCC 15697. Sci Rep. 2020;10(1):15919. Published 2020 Sep 28. doi:10.1038/s41598-020-72792-z [Link].

8. Sialylated Oligosaccharides and Glycoconjugates of Human Milk. The Impact on Infant and Newborn Protection, Development and Well-Being https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6413137/

9. Human milk oligosaccharides: Shaping the infant gut microbiota and supporting health

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7332462/ Truy cập ngày 10/12/2024

10. Combining Bifidobacterium longum subsp. infantis and human milk oligosaccharides synergistically increases short chain fatty acid production ex vivo

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC11298527/#MOESM1:~:text=Microbiota-based%20differences%20link,then%20for%20infant%20donors. Truy cập ngày 10/12/2024

11. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7019891/ Truy cập ngày 10/12/2024

12. Prebiotics: Definition, Types, Sources, Mechanisms, and Clinical Applications

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6463098/ Truy cập ngày 10/12/2024

13. Vỗ ợ hơi cho bé

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/vo-o-hoi-cho-be/ Truy cập ngày 10/12/2024

14. Constipation in babies

https://cambspborochildrenshealth.nhs.uk/peeing-pooing-and-toileting/constipation-in-babies/ Truy cập ngày 10/12/2024

15. Exercise for Better Digestive Health

https://mypositiveparenting.org/2014/08/03/exercise-for-better-digestive-health/ Truy cập ngày 10/12/2024

16. 5 Ways to Boost Your Child’s Gut Health

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=5-ways-to-boost-your-childs-gut-health-197-29161 Truy cập ngày 10/12/2024

17. Regional variations in human milk oligosaccharides in Vietnam suggest FucTx activity besides FucT2 and FucT3 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30429485/ Truy cập ngày 25/11/2024

Phiên bản hiện tại

31/12/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Review công thức sữa đột phá với 6 HMO đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cùng 2 tỷ lợi khuẩn - "Tuyệt chiêu" giúp con tiêu hóa khỏe, mẹ nuôi con thêm nhàn

Chọn sữa cho con: Tại sao mẹ nên ưu tiên công thức sữa có chứa HMO, đặc biệt nên chứa đồng thời DFL và 3-FL?


Tham vấn y khoa:

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo