backup og meta

8 rủi ro khi cho trẻ nhỏ uống nước trái cây

8 rủi ro khi cho trẻ nhỏ uống nước trái cây

Trên thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh không phải uống nước ép hoa quả. Theo đó, bé sẽ hấp thu các vitamin và khoáng chất thông qua nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức, kế đến là các loại thực phẩm rắn. Trong trường hợp khi trẻ lớn hơn và mẹ muốn con dùng nước trái cây, hãy chú ý kiểm soát lượng tiêu thụ thức uống này để con yêu tránh được những rủi ro sức khỏe không đáng có.

Nhiều người thường có thói quen cho trẻ dùng nước ép vì tin rằng nó tiện dụng và ngon hơn hẳn so với ăn hoa quả tươi. Thế nhưng, điều này lại thực sự không tốt như bạn nghĩ. Việc lạm dụng quá nhiều loại thức uống này có thể đưa đến 8 rủi ro sau đây:

1. Sâu răng do dùng nước trái cây: Tưởng lạ nhưng có thật!

Sự thật rằng, việc tiêu thụ nhiều nước trái cây không những dễ làm hỏng men mà còn dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em. Lý do vì lúc này răng bé tiếp xúc với hàm lượng cao đường trong nước uống. Theo các chuyên gia, trẻ có thói quen thích nhấm nháp nước hoa quả từ chai, ly hoặc hộp pha sẵn trong ngày hay trước khi ngủ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.

2. Chướng bụng, đầy hơi và khó chịu

trẻ nhỏ bị <a target=đầy hơi chướng bụng” width=”1000″ height=”667″ srcset=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/12/tre-nho-bi-day-hoi-chuong-bung.jpg 1000w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/12/tre-nho-bi-day-hoi-chuong-bung-300×200.jpg 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/12/tre-nho-bi-day-hoi-chuong-bung-768×512.jpg 768w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/12/tre-nho-bi-day-hoi-chuong-bung-90×60.jpg 90w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/12/tre-nho-bi-day-hoi-chuong-bung-45×30.jpg 45w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/12/tre-nho-bi-day-hoi-chuong-bung-700×467.jpg 700w” sizes=”(max-width: 1000px) 100vw, 1000px” />

Trẻ nhỏ khá dễ mắc chứng đầy hơi chướng bụng bởi hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển toàn diện. Riêng với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, cơ thể bé thiếu hụt những enzyme cần thiết để xử lý lượng đường cao có trong nước ép. Thậm chí, ngay cả khi hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện, bé yêu vẫn cần được giới hạn lượng nước hoa quả tiêu thụ hằng ngày.

3. Bệnh tiêu chảy

Ngoài triệu chứng vừa nêu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt còn dễ bị tiêu chảy do nước ép cũng với nguyên nhân hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Theo đó, tại ruột già lúc này đường sẽ hút nước và các vi khuẩn tự nhiên trong ruột sẽ lên men đường. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng chướng bụng và trẻ đi phân nhầy thường xuyên.

Theo các bác sĩ, việc bổ sung quá nhiều nước ép hoa quả (cụ thể hơn 150ml mỗi ngày) có thể gây tiêu chảy. Tiêu chảy mãn tính, đôi khi được gọi là “tiêu chảy ở trẻ mới biết đi”, cũng có liên quan đến việc dùng quá nhiều thức uống này.

4. Chậm tăng trưởng

uống nhiều nước trái cây khiến trẻ chậm tăng trưởng

Uống nước hoa quả quá nhiều là một yếu tố góp phần khiến con bạn không thể phát triển khỏe mạnh. Thức uống này có khả năng ngăn cảm giác thèm ăn của bé. Nếu bố mẹ cho trẻ dùng mà không giới hạn mức tiêu thụ, nước ép trái cây có thể “chiếm chỗ” sữa mẹ, sữa bột, hoặc các thức ăn bổ dưỡng khác trong chế độ ăn của trẻ – đây lại là nền tảng bổ sung các chất khoáng và vitamin thiết yếu giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

5. Trẻ uống nhiều nước hoa quả rất dễ béo phì

Nước ép trái cây thường có chỉ số đường huyết cao, điều này có nghĩa là tỷ lệ phần trăm của các loại đường đơn trong nước ép trái cây sẽ làm tăng lượng đường trong máu bé một cách nhanh chóng. Sự gia tăng lượng đường sẽ kích thích giải phóng insulin vào trong máu. Nồng độ insulin cao sẽ thúc đẩy việc lưu trữ chất béo cũng như tăng cảm giác đói cho bé và con bạn sẽ rất dễ bị béo phì.

6. Ít uống nước lọc

trẻ nhỏ ít uống nước

Khi bé bắt đầu ăn thức ăn rắn, bổ sung nước là một việc rất cần thiết để duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Các bác sĩ thường khuyên bạn cho bé uống nước ép trái cây pha loãng để cung cấp thêm nước vì con bạn thường rất thích vị ngọt của nước ép.

7. Dùng nhiều nước trái cây dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Nước ép trái cây và nước trái cây thường chứa lượng đường đơn cao nhưng lại thiếu tinh bột phức, protein (chất đạm), chất béo, chất xơ cũng như các khoáng chất như sắt, canxi và kẽm. Nếu một đứa trẻ không có một chế độ ăn uống cân bằng, bé có thể bị thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Uống nước trái cây sẽ vẫn cung cấp được calo nhờ các loại đường có trong loại thức uống này, nhưng uống nước ép quá nhiều có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và/hoặc thiếu máu. Nguyên nhân là bởi uống quá nhiều nước trái cây sẽ khiến trẻ em không uống đủ sữa để có được nguồn canxi và vitamin D cần thiết.

8. Giảm ăn trái cây

trẻ ăn trái cây tươi

Trái cây cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn so với các loại nước ép trái cây. Tuy nhiên, nếu con bạn phụ thuộc quá nhiều vào nước ép trái cây, bé sẽ vô tình quên đi việc ăn trái cây và bỏ qua những chất dinh dưỡng rất tốt mà nước ép trái cây không thể mang lại.

Vì vậy, bạn không nên cho bé uống quá nhiều nước ép trái cây trong các bữa ăn hàng ngày. Tốt nhất con bạn chỉ nên uống ít hơn 120 ml mỗi ngày khi bé lớn hơn sáu tháng tuổi.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

When can I give my baby juice? 

http://www.parents.com/advice/babies/feeding/when-can-i-give-my-baby-juice/

Ngày truy cập 15/05/2015.

Fruit Juice

http://www.babycareadvice.com/babycare/general_help/article.php?id=88

Ngày truy cập 15/05/2015.

Elana Pearl Ben-Joseph, MD. When Can My Baby Start Drinking Juice? 

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_newborn/feeding/babies_juice.html#cat20742

Ngày truy cập 15/05/2015.

Phiên bản hiện tại

20/05/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Minh Phú


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 20/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo