backup og meta

Tài trợ bởi: Vinamilk

Trẻ sinh non dễ mắc các bệnh nhiễm trùng - Chuyên gia chia sẻ bí quyết nuôi con khỏe mạnh

Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng do các cơ quan và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, để giúp gia tăng sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh non nói riêng, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà chia sẻ bí quyết giúp mẹ nuôi con khỏe mạnh từ những tháng đầu đời.

Cùng chuyên gia “đào sâu” nguyên nhân trẻ sinh non dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

Có nhiều yếu tố khiến trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cao hơn so với các trẻ khác. Trong đó, chức năng miễn dịch có sự khác biệt là yếu tố góp phần đáng kể vào nguy cơ trẻ mắc bệnh [1].

  • Hệ thống phòng thủ bẩm sinh đầu tiên chống lại nhiễm trùng là hàng rào vật lý như da và niêm mạc. Trong tam cá nguyệt thứ ba, tuyến bã nhờn của thai nhi tạo ra lớp sáp vernix caseosa có thành phần giàu lipid, giúp bảo vệ da và chống nhiễm trùng. Trẻ sinh non thường có lớp vernix caseosa chưa hoàn thiện, khiến da dễ bị tổn thương và nhiễm trùng hơn. Việc chăm sóc đặc biệt và giảm tổn thương da là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng [1].
  • Niêm mạc hô hấp của trẻ sinh non chưa hoàn thiện để loại trừ và phòng chống xâm nhập đối với các yếu tố gây bệnh nhiễm trùng. Ba thành phần chính của hệ thống tìm bắt, làm sạch đường hô hấp là hệ tiết nhầy, vi nhung mao và dịch lót surfactant. Ở trẻ sinh non, phức bộ này chưa phát triển cân đối và đầy đủ để cộng hưởng vai trò, tác dụng và tối ưu hóa hiệu quả của hàng rào miễn dịch biểu mô đường hô hấp[1].
  • Đối với hàng rào niêm mạc đường tiêu hóa, có nhiều yếu tố góp phần tác động đến chức năng của “tuyến phòng thủ” này chẳng hạn như nhu động đường tiêu hoá, nồng độ axit dạ dày, chất nhầy trong lòng ruột, hệ vi sinh vật đường ruột… Trong đó, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà và nâng cao hiệu quả miễn dịch. Tuy nhiên hệ vi sinh này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như phương thức sinh, cách thức nuôi dưỡng trẻ và đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh sớm, phối hợp nhiều loại kháng sinh. Trẻ sinh non dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm ruột hoại tử, viêm phổi, nhiễm khuẩn màng não hay nhiễm khuẩn huyết khiến cho trẻ phải sử dụng nhiều loại kháng sinh. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân đối của hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch của trẻ [1].

Ngoài ra, ở trẻ sinh non, quần thể tế bào miễn dịch chưa hoàn thiện về chức năng nên hạn chế khả năng sản xuất cytokines [1], một loại protein “truyền tin” cho các tế bào miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh [5]. Những hạn chế về chức năng của tế bào T cũng dẫn đến phản ứng miễn dịch kém ở trẻ khi tiêm vaccine trong giai đoạn đầu đời [1]. Bên cạnh đó, trẻ sinh non cũng có nguy cơ thiếu hụt một số kháng thể quan trọng như:

  • IgG là kháng thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus nên đóng vai trò như “lớp bảo vệ bên trong” [6]. Thế nhưng, phần lớn quá trình truyền IgG của mẹ sang thai nhi diễn ra trong ba tháng cuối của thai kỳ nên việc sinh non có thể gây gián đoạn và dẫn đến tình trạng là nồng độ IgG ở trẻ sinh non thấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng [1].
  • IgA là kháng thể chính tại bề mặt niêm mạc da, niêm mạc hô hấp, tiêu hóa, niệu dục… đặc biệt là rất dồi dào trong sữa mẹ. IgA có khả năng tìm bắt các tác nhân gây hại trước khi chúng tiếp xúc với các tế bào biểu mô nên đóng vai trò như “lớp bảo vệ bên ngoài” [7], [8]. Tuy nhiên, sinh non có thể khiến trẻ giảm đi cơ hội được bú mẹ [11], từ đó “bỏ lỡ” các thành phần quan trọng như kháng thể IgA, IgG nên dễ mắc bệnh nhiễm trùng hơn.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Chuyên gia chia sẻ bí quyết giúp mẹ yên tâm chăm sóc, cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ sinh non

sữa cho trẻ sinh non

Sau thời gian được nuôi trong lồng ấp, trẻ sinh non có thể được xuất viện về nhà [9]. Mẹ nên tham gia khóa học, tham khảo tư vấn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế về cách chăm sóc trẻ sinh non trước khi xuất viện, đặc biệt là trao đổi về vấn đề cho bé bú [10]. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới và các hiệp hội Nhi khoa trên toàn cầu, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng cần ưu tiên dành cho trẻ sinh non vì sữa mẹ có chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ quá trình tiêu hoá – hấp thu của đường ruột non nớt của trẻ sinh non. Mặt khác trong sữa mẹ còn chứa các hormon, các chất có hoạt tính sinh học và đặc biệt là các IgA tiết có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng 11].

Đặc biệt, sữa mẹ có chứa HMO (Human milk oligosaccharides) là một dưỡng chất có hoạt tính sinh học với khoảng 200 cấu trúc khác nhau và chiếm hàm lượng nhiều thứ 3 trong sữa mẹ [12]. HMO vừa là “thức ăn yêu thích” của lợi khuẩn, thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật cộng sinh vừa được lên men để tạo ra axit béo chuỗi ngắn và kích thích tế bào plasma sản xuất IgA tiết giúp tăng khả năng miễn dịch, đặc biệt là với các tác nhân gây bệnh đường ruột [1].

Hệ miễn dịch chưa trưởng thành, cộng thêm nguy cơ thiếu hụt kháng thể IgA và IgG là những nguyên nhân chính khiến trẻ sinh non dễ mắc bệnh nhiễm trùng. Do đó, mẹ cần ưu tiên việc cung cấp nguồn dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ sinh non từ những ngày đầu đời. Lý tưởng nhất là nguồn sữa mẹ nhưng nếu mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì công thức sữa giúp tăng “bộ đôi” kháng thể IgA và IgG để xây dựng “đề kháng 2 lớp” vững vàng cho trẻ là lựa chọn thích hợp.

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà

Trong trường hợp vì lý do sức khoẻ trong quá trình sinh non chưa thể cho bé bú, mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy hỏi và xin tư vấn từ bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để có thể tiếp tục duy trì nguồn sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, khi mẹ mắc bệnh, tổn thương tuyến vú như áp xe hay viêm tuyến vú, mẹ nên điều trị tình trạng này, tiếp tục vắt sữa để duy trì nguồn sữa và trong thời gian chờ đợi sự hồi phục sức khoẻ của mẹ, mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa công thức hỗ trợ nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.

Hiện tại Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện sữa công thức cải tiến chứa đến 6 loại HMO đủ ở cả 3 nhóm chính bao gồm 2′-FL, 3-FL, DFL (nhóm Fucosylated), 3’-SL, 6′-SL (nhóm Sialylated) và LNT (nhóm Non-Fucosylated), thành phần này đạt khoảng 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ. Theo đó, đây là dòng sữa có bổ sung đầy đủ 2 loại HMO quan trọng là DFL và 3-FL mà nhiều công thức sữa hiện nay đang thiếu hụt.

Trong đó, DFL là HMO có hoạt tính kháng khuẩn đã được bổ sung để phát huy tác dụng hỗ trợ phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ [13]. Còn 3-FL là HMO có thể được hấp thu vào máu và thực hiện các chức năng miễn dịch [14], [15]. Công thức sữa có sự kết hợp của 6 loại HMO đủ ở 3 nhóm chính còn mang đến cho trẻ nhỏ những lợi ích [16]:

  • Thúc đẩy sự đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
  • Có tiềm năng tạo sự tương hỗ và cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh vật đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Có khả năng tăng gấp đôi lượng axit-béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ.

Trong công thức sữa cải tiến, 6 loại HMO không chỉ nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột mà còn kết hợp với lợi khuẩn HMP được phân lập từ sữa mẹ giúp gia tăng kháng thể IgA tiết tạo thành “lớp bảo vệ” bên ngoài. Đồng thời, sữa còn có chứa thành phần quan trọng khác là sữa non 24h cung cấp kháng thể IgG với lượng phù hợp để tạo thành “lớp bảo vệ” bên trong, giúp xây dựng “đề kháng 2 lớp” vững vàng cho trẻ. Ngoài ra, chất xơ FOS và 1 tỷ lợi khuẩn BB-12TM trong 100g bột còn giúp cân đối hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cho trẻ sinh non trong giai đoạn đầu đời.

Trẻ sinh non ít nhiều gặp bất lợi về sức khỏe hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, mẹ cần có sự tìm hiểu và phối hợp với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ sinh non đúng cách, hiệu quả. Ngoài việc chọn sữa tăng cường sức đề kháng cho con, mẹ cũng nên đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ và chăm sóc đúng cách nhằm giúp trẻ sinh non được bảo vệ tốt nhất trước nhiều mầm bệnh.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Why are preterm newborns at increased risk of infection?

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6013388/ Ngày truy cập 14/03/2025

2. Inborn Errors of Immunity in the Premature Infant: Challenges in Recognition and Diagnosis

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8738084/#:~:text=Regulation%20and%20dysregulation%20of%20immunity,hypogammaglobulinemia%20(1%E2%80%934). Ngày truy cập 14/03/2025

3. In brief: The innate and adaptive immune systems

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279396/ Ngày truy cập 14/03/2025

4. T Cells

https://my.clevelandclinic.org/health/body/24630-t-cells Ngày truy cập 14/03/2025

5. Cytokines

https://my.clevelandclinic.org/health/body/24585-cytokines Ngày truy cập 14/03/2025

6. Blood Test: Immunoglobulins (IgA, IgG, IgM)

https://kidshealth.org/en/parents/test-immunoglobulins.html Ngày truy cập 14/03/2025

7. Immunoglobulin

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513460/ Ngày truy cập 14/03/2025

8. The Breast Milk Immunoglobulinome

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8230140/#:~:text=The%20dominant%20Ig%20in%20human,common%20to%20all%20mucosal%20secretions. Ngày truy cập 14/03/2025

9. Caring for Your Premature Baby at Home

https://kidshealth.org/en/parents/preemie-care.html Ngày truy cập 14/03/2025

10. Premature birth

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premature-birth/diagnosis-treatment/drc-20376736 Ngày truy cập 14/03/2025

11. Breastfeeding your premature baby

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/premature-baby/#:~:text=Giving%20your%20premature%20baby%20your,baby%20to%20grow%20and%20develop Ngày truy cập 14/03/2025

12. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6629589/ Ngày truy cập 14/03/2025

13. Mother Knows Best: Deciphering the Antibacterial Properties of Human Milk Oligosaccharides

https://pubs.acs.org/doi/10.1021/acs.accounts.8b00630#:~:text=Table%203.%20Summary%20of%20Antimicrobial%20and%20Antibiofilm%20Activities%20of%20HMOs%20Against%20GBSa Ngày truy cập 14/03/2025

14. Rousseaux A, Brosseau C, Le Gall S, Piloquet H, Barbarot S, Bodinier M. Human Milk Oligosaccharides: Their Effects on the Host and Their Potential as Therapeutic Agents. Front Immunol. 2021;12:680911. Published 2021 May 24. doi:10.3389/fimmu.2021.680911

15. Goehring KC, Kennedy AD, Prieto PA, Buck RH. Direct evidence for the presence of human milk oligosaccharides in the circulation of breastfed infants. PLoS One. 2014;9(7):e101692. Published 2014 Jul 7. doi:10.1371/journal.pone.0101692

16. Combining Bifidobacterium longum subsp. infantis and human milk oligosaccharides synergistically increases short chain fatty acid production ex vivo

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC11298527/#MOESM1:~:text=Microbiota-based%20differences%20link,than%20for%20infant%20donors. Ngày truy cập 14/03/2025

Phiên bản hiện tại

25/04/2025

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

3 vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ và bí quyết giúp con vượt qua giai đoạn hệ miễn dịch còn non nớt

Mẹ hỏi, chuyên gia đáp: Bé hay ốm vặt phải làm sao dù mẹ đã chăm sóc kỹ?


Được đánh giá bởi: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà, Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội · Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 25/04/2025

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo