Giai đoạn trẻ tập ăn dặm là lúc hệ vi sinh đường ruột có sự thay đổi theo hướng ngày càng đa dạng, tăng dần về số lượng và dần ổn định giống người trưởng thành hơn [2]. Tuy nhiên, trước khi đạt đến sự “ổn định” này thì có thể có những tác động khiến hệ tiêu hóa của trẻ ăn dặm mất cân đối hệ vi sinh đường ruột dẫn đến các vấn đề như táo bón, tiêu chảy… Trong bài viết sau, chuyên gia sẽ mách mẹ những giải pháp ứng phó kịp thời khi trẻ ăn dặm gặp “rắc rối” về tiêu hóa.
Trẻ ăn dặm hay gặp vấn đề tiêu hóa: “Giải mã” nguyên nhân mẹ chưa biết
Tập ăn dặm là quá trình con được làm quen, dung nạp những thức ăn khác ngoài sữa mẹ [1]. Tuy nhiên, quá trình ăn dặm đôi khi không suôn sẻ vì trẻ có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy… Mẹ có thể nhận thấy con đi tiêu phân cứng hơn, tần suất đi tiêu giảm, thậm chí khó đi tiêu hoặc phân của trẻ lỏng hơn bình thường và có chất nhầy.
Trong một số trường hợp, mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm khi chưa đủ 6 tháng tuổi thì cũng có thể dẫn đến những tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… Trẻ trong giai đoạn ăn dặm hay gặp các vấn đề tiêu hóa có thể là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến bé chưa kịp thích nghi với loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, nguyên nhân “sâu xa” còn có thể liên quan đến hệ vi sinh đường ruột bé đang trải qua những “biến động” khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
Trong giai đoạn đầu đời, thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột có sự thay đổi ở một số thời điểm quan trọng. Một trong những thời điểm quan trọng là ngay sau sinh, đường ruột của trẻ bú mẹ sẽ do lợi khuẩn Bifidobacterium chiếm ưu thế. Lần thay đổi đáng lưu ý tiếp theo là khi trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, hệ vi sinh đường ruột của trẻ dần trở nên phong phú và đa dạng về chủng loài. Qua đó, hệ vi sinh vật của trẻ cũng có xu hướng phát triển hoàn thiện về số lượng và chủng loài, đặc biệt là ngành Bacteroidetes và Firmicutes. [8].
Tuy nhiên, trước khi hoàn thiện về cấu trúc và chức năng thì đường ruột của trẻ vẫn có nguy cơ tổn thương, có thể dễ bị loạn khuẩn đường ruột trong giai đoạn ăn dặm do một số nguyên nhân như thay đổi chế độ ăn uống, bệnh tật, tiếp xúc với kháng sinh… [8], [9]. Loạn khuẩn đường ruột hoặc còn được gọi là mất cân đối hệ vi sinh đường ruột, diễn ra khi tỷ lệ giữa lợi và hại khuẩn thay đổi theo chiều hướng bất lợi [10]. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng… [11]. Do đó, nếu trẻ ăn dặm gặp các vấn đề tiêu hóa kể trên, mẹ cũng cần cảnh giác với nguyên nhân liên quan đến mất cân đối hệ vi sinh đường ruột.
Theo TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Nhi TW
[embed-health-tool-child-growth-chart]
Trẻ ăn dặm tiêu hoá kém: Chuyên gia mách mẹ cách cải thiện
Khi trẻ mới tập ăn dặm thì thường ăn chưa được nhiều. Việc ăn dặm giai đoạn đầu chủ yếu giúp con học các kỹ năng mới và làm quen với những hương vị, kết cấu thức ăn khác. Do đó, trong giai đoạn mới ăn dặm, mẹ vẫn nên kết hợp duy trì cho bé bú mẹ hoặc công thức sữa phù hợp. Điều này nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của con cũng như hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa có thể gặp trong giai đoạn ăn dặm [12].
Ngoài các dưỡng chất quý, sữa mẹ luôn hiện hữu hai thành phần cực kỳ quan trọng, pro – prebiotics (lợi khuẩn và chất xơ), chúng cộng hưởng, tương hỗ nhau để mang về nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột và tổng thể [13]. Các lợi khuẩn có vai trò quan trọng đối với việc ngăn ngừa nhiễm trùng tiêu hóa bằng cách cạnh tranh “thức ăn” & vị trí bám dính với hại khuẩn lên niêm mạc ruột, từ đó làm giảm đi số lượng hại khuẩn gây bệnh [13]. Trong đó, 2 lợi khuẩn điển hình ở trẻ bú mẹ như Bifidobacterium và Lactobacillus là các loài có đặc tính chống viêm, giúp giảm táo bón, tiêu chảy ở trẻ…[15], [16], [17].
Cũng theo TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục thì chủng lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus có thể phát triển mạnh mẽ là nhờ các HMO có trong sữa mẹ [14]. HMO (Human milk oligosaccharides) là dưỡng chất đa lượng, vì không được hấp thu qua thành ruột nên đóng vai trò như prebiotics, trở thành thức ăn của lợi khuẩn (probiotics) để thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột. HMO có cấu trúc và chức năng sinh học cực kỳ đa dạng, với khoảng 200 loại HMO khác nhau đã được phát hiện và được phân thành 3 nhóm chính với 6 HMOs nổi bật là: [6], [7]
- Nhóm Fucosylated HMOs – Nhóm có ưu thế trong bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa: 2’-FL, DFL và 3-FL
- Nhóm Sialylated HMOs – Nhóm ưu thể trong hỗ trợ sức đề kháng và chức năng não bộ: 3’-SL, 6’-SL
- Nhóm Non-fucosylated HMOs – Nhóm có ưu thế nuôi dưỡng lợi khuẩn: LNT.
Không chỉ là “thức ăn” của lợi khuẩn, HMO còn được lên men bởi các vi sinh vật cư trú tại đường ruột để tạo thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA). Dù là với trẻ sơ sinh hay trẻ đã ăn dặm, các SCFA này đều mang đến nhiều lợi ích như hỗ trợ cải thiện chức năng hàng rào ruột, hỗ trợ nâng cao hiệu quả miễn dịch và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Không những vậy nghiên cứu còn cho thấy việc bổ sung đồng thời cả 6 HMOs còn mang đến cho bé các lợi ích như: [4]
- Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
- Có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
- Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit-béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ
Vì vậy, điều này càng khẳng định rằng bổ sung cho trẻ nguồn sữa có chứa lợi khuẩn (probiotics) và “thức ăn” của chúng (HMO) là giải pháp dinh dưỡng giúp trẻ nhận được tối đa lợi ích từ sự cân đối của hệ vi sinh đường ruột [13], [14].
Đối với trẻ tập ăn dặm, mẹ nên tiếp tục duy trì cho bé bú mẹ để bé nhận được lợi khuẩn và lượng HMO dồi dào từ sữa mẹ hoặc trong những trường hợp sữa mẹ không đủ, mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa công thức để hỗ trợ. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, hầu hết sản phẩm sữa chỉ chứa 5 HMOs, thường thiếu đi HMO là DFL hoặc 3-FL. Trong khi 2 loại HMO này rất quan trọng bởi 3-FL có thể được hấp thu vào hệ tuần hoàn và thực hiện các chức năng miễn dịch [18], [19], còn DFL là HMO có hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ, hỗ trợ phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ [20].
Chính vì vậy, DFL và 3-FL là những HMO mà mẹ không nên để trẻ thiếu hụt. So với nhiều loại sữa bột chỉ chứa 5 HMOs, hiện đã có công thức sữa được cải tiến đột phá để “sở hữu” 6 HMOs với hàm lượng cao nhất trên thị trường, chiếm khoảng 58% tổng lượng HMO có trong sữa mẹ và bổ sung đủ cả DFL cùng 3-FL. Nguồn sữa có chứa 6 HMOs đủ ở 3 phân nhóm chính bao gồm 2′-FL, 3-FL, DFL (nhóm Fucosylated), 3’-SL, 6′-SL (nhóm Sialylated) và LNT (nhóm Non-Fucosylated), đặc biệt còn được bổ sung thêm 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM và LGGTM trên 100g bột cùng đạm whey giàu alpha-lactalbumin với hàm lượng lên đến 2,2g/lít để giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và hỗ trợ tăng trưởng tốt. Ngoài ra, các chất xơ hòa tan phổ biến như FOS và GOS cũng được bổ sung trong sữa dành cho trẻ giúp ức chế tác nhân gây hại, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn cần cho đường ruột khỏe mạnh [5].
Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa trong quá trình ăn dặm không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ cần cảnh giác với nguy cơ loạn khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh việc bổ sung HMO và lợi khuẩn từ sữa, mẹ cũng cần chú ý tránh lạm dụng kháng sinh và cần cho trẻ ăn dặm đúng cách để đảm bảo hệ vi sinh đường ruột luôn cân đối, khỏe mạnh.