backup og meta

Tầm quan trọng của miễn dịch chủ động và thụ động đối với trẻ sinh mổ

Tầm quan trọng của miễn dịch chủ động  và thụ động đối với trẻ sinh mổ

Miễn dịch chủ động và thụ động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, khi chăm sóc, mẹ cần hết sức lưu ý về điều này, đặc biệt là đối với các bé sinh mổ. Bởi nghiên cứu cho thấy bé sinh mổ có nguy cơ có miễn dịch kém hơn và dễ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, hen suyễn, dị ứng, bệnh truyền nhiễm cao hơn so với trẻ sinh thường [1].

Hiểu về miễn dịch chủ động và thụ động ở trẻ

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp gồm các cơ quan, tế bào và protein miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh, đồng thời bảo vệ các cơ quan của chính cơ thể. Tuỳ theo đặc tính và cơ chế hình thành mà hệ miễn dịch được phân thành miễn dịch chủ động hay miễn dịch thụ động [3], [4].

Miễn dịch thụ động

miễn dịch chủ động và thụ dộng

Nói một cách đơn giản, miễn dịch thụ động là miễn dịch được cung cấp bởi “bên thứ ba” thay vì được hình thành thông qua cơ chế miễn dịch tự nhiên của chính cơ thể. Ở trẻ sơ sinh, miễn dịch thụ động của trẻ thường rất mạnh do nhận được các thành phần hỗ trợ hệ miễn dịch từ mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở [4]. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ tiếp tục nhận được các dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch như HMO, nucleotides, lợi khuẩn… thông qua việc bú mẹ sau khi chào đời [5], [6], [7]. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sinh thường được cho là có khởi đầu “thuận lợi” hơn trẻ sinh mổ, phần lớn nguyên nhân là do trẻ được tiếp xúc với hệ vi sinh vật có lợi có trong âm đạo mẹ. Việc nhận thụ động các lợi khuẩn này sẽ giúp trẻ hình thành nên hàng rào miễn dịch đầu tiên chống chọi lại vi khuẩn gây hại ngoài môi trường [1].

Ưu điểm của miễn dịch thụ động là cung cấp khả năng bảo vệ hầu như ngay lập tức. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định và giảm dần theo thời gian [4]. Do đó, cơ thể trẻ cần mau chóng xây dựng một hàng rào miễn dịch chủ động với lớp bảo vệ kiên cố, giúp bảo vệ cơ thể lâu dài cũng như mang lại hiệu quả hơn.

Miễn dịch chủ động

Miễn dịch chủ động (hay còn gọi là miễn dịch thích ứng) thường là kết quả của việc cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh khác nhau, từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên tạo ra các kháng thể chống lại các loại mầm bệnh đó [4], [8]. Miễn dịch chủ động có thể được tạo ra thông qua [4]:

  • Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể sẽ sản sinh cơ chế miễn dịch tự nhiên khi được tiếp xúc hay bị lây nhiễm mầm bệnh ngoài môi trường.
  • Miễn dịch do vaccine: Miễn dịch có được do tiêm kháng nguyên của vi khuẩn hoặc virus gây bệnh đã chết hoặc được làm yếu đi vào cơ thể trẻ, để từ đó cơ thể tự phản ứng và sản sinh ra kháng thể chống lại nguyên nhân gây bệnh.

Đáp ứng miễn dịch này có khả năng “ghi nhớ” rất cao, một khi đã được hình thành sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, chúng sẽ nhận ra và có các phản ứng bảo vệ cần thiết nếu cơ thể mắc lại đúng tác nhân gây bệnh đó trong tương lai. Sự “ghi nhớ” này sẽ kéo dài đôi khi là đến suốt đời, vì thế việc xây dựng hàng rào miễn dịch chủ động là rất quan trọng [4]. 

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trái ngược với miễn dịch thụ động, miễn dịch chủ động của trẻ thường rất yếu và cần thời gian để hoàn thiện [5], [6]. Do đó, trong những năm tháng đầu đời, việc chủ động thực hiện các biện pháp giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ là rất quan trọng. Một trong những cách tăng cường miễn dịch chủ động mà bố mẹ nên ưu tiên đó chính là tiêm ngừa vaccine cho con. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những trẻ sinh mổ (đối tượng có hệ miễn dịch phát triển kém hơn trẻ sinh thường 1.5 lần [9]) để có thể giúp trẻ phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm trong thời gian hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện [10]. 

“Tiêu chuẩn vàng” trong sữa mẹ giúp củng cố hệ miễn dịch ở bé sinh mổ

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh nên được cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu, hoặc thậm chí là kéo dài đến 24 tháng [11]. Trong sữa mẹ có chứa các thành phần dinh dưỡng giúp bé củng cố hệ vi sinh đường ruột và tăng cường sức đề kháng như:

  • HMO: Nhiều nghiên cứu đã phát hiện HMO có thể giúp ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột, phát triển hàng rào biểu mô ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ [12]
  • Nucleotides: Dưỡng chất có vai trò tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy, dưỡng chất này còn giúp tăng hỗ trợ sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB. Bên cạnh đó, hợp chất này còn mang đến lợi ích cho hệ tiêu hóa, tăng tốc độ phục hồi đường ruột sau tiêu chảy hoặc sau thời gian trẻ bú kém [13].

Do đó, bú mẹ chính là cách tốt nhất để bé sinh mổ có thể nhanh chóng lấy lại hệ miễn dịch khỏe mạnh như những trẻ sinh thường. Tuy vậy, quyết định cho bú hay không đôi khi còn tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ và quyết định cá nhân của mỗi bà mẹ. Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ cần thận trọng tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tìm ra giải pháp tốt nhất cho con [16].

Mẹ nên làm gì nếu không thể cho bé bú

Tiếp xúc da kề da sau khi sinh

Phương pháp này còn được gọi là “chăm sóc kangaroo” bởi sau khi sinh xong bé sẽ được được lau khô và áp lên ngực trần của mẹ giống như hình ảnh chuột túi chăm sóc con. Với cách này, nhiệt độ và hơi ấm từ vòng tay mẹ sẽ giúp gắn kết tình cảm và làm bé cảm thấy an toàn hơn. Đồng thời việc tiếp xúc trực tiếp còn giúp một số lợi khuẩn từ da mẹ được truyền sang con, từ đó nâng cao sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch của bé khoẻ dần lên trong quá trình chăm sóc [17], [18].

Tiêm vaccine phòng bệnh

Như đã nói ở trên, việc tiêm phòng vaccine là vô cùng quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm như sởi, quai bị, thủy đậu, tiêu chảy cấp do rotavirus… Đặc biệt nếu con bạn có các vấn đề về hen suyễn và một số tình trạng bệnh mãn tính khác, hãy cân nhắc cho con đi tiêm phòng cúm đều đặn theo lịch hằng năm [16].

Lựa chọn công thức sữa phù hợp cho bé

Nếu gặp khó khăn khi cho con bú, mẹ hãy cân nhắc chọn cho con một công thức sữa phù hợp. Hãy ưu tiên lựa chọn những công thức sữa có chứa các thành phần giúp bé tăng cường hệ miễn dịch như HMO và nucleotides. Từ đó, giúp bé điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột, giúp thúc đẩy hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch phát triển khoẻ mạnh hơn [11], [14], [15]:

  • HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. Với 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2’-FL, 3-FL, 6’-SL, LNT và 3’-SL sẽ giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch, chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn [12], [14]. Ngoài ra, 2’- FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [14]. 
  • Nucleotides: Thành phần có vai trò tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch. Đặc biệt, nghiên cứu còn chỉ ra rằng nucleotides còn giúp hỗ trợ tăng khả năng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB [19], [20].

Nhìn chung, ở từng giai đoạn khác nhau, miễn dịch chủ động và thụ động đều đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển ổn định của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý xây dựng nền tảng miễn dịch cho con từ sớm bằng các giải pháp dinh dưỡng phù hợp, nhất là với các bé sinh mổ.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập: 27/06/2023.

2. Physiology, Active Immunity https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513280/ Ngày truy cập: 27/06/2023.

3. Immune system explained https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/immune-system Ngày truy cập: 27/06/2023.

4. Immunity Types https://www.cdc.gov/vaccines/vac-gen/immunity-types.htm Ngày truy cập: 27/06/2023.

5. Passive Immunization https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7150278/ Ngày truy cập: 27/06/2023.

6. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Ngày truy cập: 27/06/2023

7. The role of nucleotides in the immune and gastrointestinal systems: potential clinical applications https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22392907/ Ngày truy cập: 27/06/2023

8. Physiology, Active Immunity https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513280/ Ngày truy cập: 27/06/2023

9. Sevelsted et al. (2015)

10. Making the Vaccine Decision: Addressing Common Concerns https://www.cdc.gov/vaccines/parents/why-vaccinate/vaccine-decision.html Ngày truy cập: 27/06/2023

11. Breastfeeding vs. Formula Feeding https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Ngày truy cập: 27/06/2023

12. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Truy cập ngày 09/06/2023

13. Scientific rationale and benefits of nucleotide supplementation of infant formula https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12410863/#.  Truy cập ngày 09/06/2023

14. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/ Ngày truy cập: 27/06/2023 

15. ​​The role of dietary nucleotides in neonatal and infant nutrition http://www.smj.org.sg/sites/default/files/3904/3904ia1.pdf Ngày truy cập: 27/06/2023

16. 5 Ways to Boost Your Child’s Immune System for Life https://health.clevelandclinic.org/want-boost-childs-immune-system-5-tips/ Ngày truy cập: 27/06/2023

17. Skin-to-skin Contact https://www.unicef.org.uk/babyfriendly/baby-friendly-resources/implementing-standards-resources/skin-to-skin-contact/ Ngày truy cập: 27/06/2023

`18. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do Ngày truy cập: 27/06/2023

19. Understanding Early-Life Adaptive Immunity to Guide Interventions for Pediatric Health https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fimmu.2020.595297/full Ngày truy cập: 27/06/2023

20. Haemophilus influenzae Disease (Including Hib) https://www.cdc.gov/hi-disease/index.html Ngày truy cập: 27/06/2023

Phiên bản hiện tại

08/12/2023

Tác giả: Giang Tran

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Giang Tran · Ngày cập nhật: 08/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo