backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Con có nghe mẹ không? 5 bí quyết dạy con biết lắng nghe

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Giao Huynh · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    Con có nghe mẹ không? 5 bí quyết dạy con biết lắng nghe

    Trẻ nhỏ thường thích làm những điều theo ý muốn của mình và đôi khi điều đó khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu. Thay vì la mắng con, bạn nên tập cho bé trở thành người biết lắng nghe.

    Lúc còn nhỏ, con rất ngoan, bạn nói gì con cũng làm theo. Thế nhưng, khi 7 – 8 tuổi, con thường phớt lờ những lời nói của bạn. Với những việc đơn giản như tắt tivi để ăn cơm tối hay mang giày để đi đến trường, bạn cũng phải nói mãi con mới chịu nghe theo. Bạn rất khó chịu vì điều này? 5 lưu ý sau của Hello Bacsi sẽ giúp ích cho bạn.

    1. Nhìn nhận quan điểm của con

    Mỗi khi con mắc lỗi, nhiều bố mẹ thường la hét để con nghe lời. Tuy nhiên, điều này có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Theo Joseph Shrand, giảng viên khoa tâm thần, Đại học Y Harvard, Mỹ, trẻ nhỏ không cố ý làm những hành động xấu mà chỉ làm theo lứa tuổi của mình. Do đó, khi muốn nói với con điều gì, bạn hãy tránh những lúc con đang xem tivi hay chơi điện tử. Bạn nên yêu cầu con nhắc lại những điều mình căn dặn hay chỉ con cách để giúp con nhớ ra cần phải làm gì.

    2. Cho con biết sự hiện diện của bạn

    Những đứa trẻ 7 – 8 tuổi thường bỏ qua lời nói của bố mẹ. Đây là điều bình thường. Con có thể bỏ ngoài tai lời bạn nói nhưng không thể phớt lờ sự hiện diện của bạn. Theo tiến sĩ Mark Sharp, nhà tâm lý học ở Oak Brook, Illinois, Mỹ, khi con cảm thấy khó chịu về một việc nào đó, bạn hãy đặt tay lên vai an ủi con và giúp con cảm thấy tốt hơn.

    Ngoài ra, bạn có thể bàn về vấn đề mà con đang đối mặt một cách hóm hỉnh để giúp con quên đi điều đó. Cách này giúp con thấy được bạn luôn ở cạnh con. Bạn cũng nên chờ đến lúc con bình tĩnh để giúp con nhận ra những điều không đúng mà con đã làm.

    3. Không nên lớn tiếng với con

    Việc hét gọi tên con nhiều lần sẽ khiến bạn dễ bị đau họng. Khi nói với con nhiều lần “chuẩn bị ăn cơm” nhưng con vẫn không nghe, lúc này bạn hãy ngồi xuống và cho con biết rằng bạn sẵn sàng nhắc con thêm lần nữa. Tuy nhiên, con sẽ phải gặp rắc rối nếu không đáp lại lời mẹ. Ví dụ: “Mẹ nhắc con lần nữa là mang giày vô. Nếu con không làm, mẹ sẽ đi ra ngoài mà không có con theo nhé”.

    Bạn có thể quy định giờ ăn cho con. Ví dụ, bạn sẽ nói: “Còn 3 phút nữa ăn cơm, con nên tắt tivi và dọn dẹp bát ra nhé”. Bạn có thể tiếp tục dùng phương pháp này đối với giấc ngủ của con: “Sau khi dọn dẹp quần áo, con có thể dùng máy tính 15 phút rồi đi ngủ nhé”. Nếu con vẫn tiếp tục không nghe lời, bạn có thể tắt tivi đến khi con thực hiện theo kế hoạch. Điều này dần sẽ giúp con trở thành người biết lắng nghe.

    4. Nói chuyện nhỏ nhẹ

    Trẻ ở độ tuổi 7 – 8 thường nghe và làm theo yêu cầu của bố mẹ khi chúng thấy điều đó quan trọng. Vì vậy, khi giao việc cho con, bạn nên ưu tiên những việc quan trọng trước, ví dụ như làm bài tập về nhà, sau đó phụ mẹ cất đồ chơi vào trong rổ… Bạn nên nhấn mạnh từng việc để giúp con ghi nhớ.

    5. Lắng nghe con

    Đôi khi trẻ không chú ý vì thấy không ai chú ý đến chúng. Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng bố mẹ quá bận rộn đến nỗi không thể tập trung vào những thứ mà họ cho là không quan trọng, nhưng đó lại là điều quan trọng nhất đối với mỗi đứa trẻ. Khi trẻ cảm thấy mình được thấu hiểu, chăm sóc và tôn trọng, chúng sẽ có khả năng lắng nghe những gì bạn nói.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Giao Huynh · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo